Đứa Con Bỏ Nhà Ra Đi
Đào Đào, nữ, mười tám tuổi, nhân viên
Dạo này tôi cảm thấy rất buồn phiền. Ở tuổi mười tám, con người ta thường đa sầu đa cảm. Ở nhà, bố mẹ ít khi quan tâm đến tôi. Từ nhỏ đến giờ, tôi luôn cảm thấy mình thật tội nghiệp! tôi được vào làm ở công ty hiện nay là nhờ chạy cửa sau. Người giúp đỡ tôi chạy chọt là chị họ tôi. Chị ấy là trưởng phòng kỹ thuật, tôi mà làm sai việc gì là chị thẳng tay trừng phạt, không nể tình riêng.
Một lần, tôi bị chị ấy mắng cho một trận trước mặt quản đốc phân xưởng. Lúc đó, tôi ức đến phát khóc. Trước khi đi, chị còn lạnh lùng nói một câu: “Lần sau cô mà còn phạm lỗi như vậy nữa, tôi sẽ cho cô nghỉ việc!”. Tôi khóc thật to, nói với đồng nghiệp là tôi đi nhảy sông tự vẫn rồi chạy một mạch về nhà. Về đến nhà, sau khi ăn chút đồ ăn vặt, bật ti vi lên xem, tôi cảm thấy tâm trạng của mình cũng khá hơn đôi chút, vì thế buổi chiều tôi lại đi làm. Lúc lên tầng, tôi gặp lại chị. Chị nói: “Đi nhảy sông chưa?”, tôi đáp: “Nước sông nông quá, bơi hết một vòng rồi về!”. Chị tôi cười, tôi cũng đành phải cười theo. Thế rồi chị tôi lại mắng cho tôi một trận về cái tính trẻ con.
Tôi có một người bạn, ở cách tôi khá xa, muốn đến thăm tôi, cậu ta phải ngồi tàu hỏa hàng giờ. Có lần, tôi nhờ cậu ta mua hộ một cuốn tạp chí thời trang, cậu ta nhận lời, nói chiều hôm đó sẽ mang cho tôi, còn nói trước khi đến sẽ gọi điện trước để tôi ra ga đón. Tôi rất vui, bạn bè có thể chơi với nhau thân thiết đến vậy đâu phải chuyện dễ dàng. Thế nhưng lúc cậu ấy gọi điện đến, mẹ tôi nhấc máy, nói dối là tôi sang nhà dì chơi rồi. Sau khi biết chuyện, tôi vô cùng tức giận. Chúng tôi chỉ là bạn bè bình thường, sao mẹ tôi lại làm như vậy cơ chứ?
Một lần, tôi cùng bạn ra ngoài chơi, đến tối muộn mới về nhà. Mẹ tôi khóa trái cửa lại, tôi không sao mở được, phải đứng đợi ở bên ngoài đến mười lăm phút. Vì quá tức giận nên tôi không thèm vào nhà nữa mà chạy đến nhà một người bạn. Nhà người bạn đó rất gần nhà tôi, từ trên ban công nhà bạn ấy có thể nhìn thấy cửa ra vào nhà tôi. Tôi thấy nửa đêm mẹ tôi ra ngoài tìm tôi hai lần liền, trong nhà, đèn đóm bật sáng trưng. Tôi muốn về nhà, nhưng người bạn đó khuyên tôi đừng về, nếu không nhất định mẹ tôi sẽ mắng cho. Tôi không sao ngủ được, cứ trằn trọc cho đến tận sáu giờ sáng mới về nhà. Nhìn thấy tôi, mẹ liền nói: “Từ giờ con thích đi đâu thì đi, đi với ai mẹ cũng mặc kệ!”. Tôi vô cùng tức giận, không thèm ăn sáng mà đi làm luôn.
Hết giờ làm, tôi cũng không muốn về nhà nữa, thế nên tối hôm đó tôi đã qua nhà dì hai. Dì hai nói: “Mẹ cháu không cần cháu thì qua đây dì nuôi. Nếu mẹ cháu không đến đón thì cháu cứ ở lại nhà dì!” Nghe dì hai nói vậy tôi vui lắm, cảm thấy chỉ có dì hai là hiểu mình. Chồng dì hai cũng ủng hộ tôi, nói muốn ở lại bao lâu cũng được. Anh họ tôi cười nói: “Phải nộp tiền sinh hoạt, mỗi tháng năm trăm đồng!”. Tôi biết anh chỉ nói đùa thôi.
Tôi thật ngốc, không biết một người con trai đã hai mươi lăm tuổi đáng sợ đến mức nào, đến cả lúc đi ngủ, tôi cũng không biết đường mà khóa cửa phòng lại. Tối đó, anh tôi nhẹ nhàng trèo lên giường của tôi. Tôi vô cùng tức giận, đuổi anh ta ra ngoài. Nhưng anh ta rất khỏe, tôi không thể chống cự lại được, chỉ biết khóc thật to mà thôi. Anh họ tôi vì sợ tôi kêu gào sẽ đánh thức mọi người trong nhà nên đành phải xuống khỏi giường tôi. Tôi mặc vội quần áo và chạy ra khỏi phòng ngủ, anh họ đuổi theo tôi. Anh ta kéo tôi lại, nói xin lỗi tôi và mong tôi tha thứ. Tôi nói tôi hận anh ta, hận anh ta đến chết. Anh ta liền tát tôi một cái rất đau, còn quỳ xuống cầu xin tôi. Tôi khóc lóc thảm thiết, khóc đến mức giọng khàn đặc cả đi. Anh họ tôi thấy vậy liền chạy đi khắp nơi tìm mua thuốc cho tôi. Không còn cách nào khác, tôi đành phải tha thứ cho anh ta. Anh họ còn nói tuần sau sẽ dẫn tôi đi chơi, đương nhiên còn có hai người bạn khác của anh ta nữa. Nhưng cho dù anh ta có nói gì đi nữa thì làm sao tôi có thể trở lại bình thường được chứ?
Trong tôi, lòng căm hận sôi sục, không hiểu là căm hận anh họ, căm hận mẹ hay căm hận chính bản thân mình nữa. Có lẽ tôi hận tất cả. Tôi hận mình quá tin tưởng vào anh họ, quá ngây thơ và ấu trĩ; cũng may là chưa có chuyện gì xảy ra, nếu không tôi chỉ còn nước tự sát mà thôi. Sau đó, tôi không bao giờ dám ở lại nhà dì nữa. Tôi hận mẹ, nếu mẹ có thể hiểu tôi thì tôi đâu có chạy đến nhà dì để sự việc đến nông nỗi này cơ chứ?
Chat room
Mẹ nuôi con gái mười tám năm trời, không biết đã phải chịu bao nhiêu khổ cực, biết bao lần lo lắng cho con. Đến khi con gái đến giai đoạn dậy thì, các bà mẹ thường trở nên rất nhạy cảm, nhưng xét cho cùng thì sự nhạy cảm đó đề xuất phát từ nỗi lo sợ con gái mình sẽ bị tổn thương. Nỗi khổ tâm này của mẹ, phần lớn những cô con gái đều không hiểu được, thậm chí còn trách mẹ mình không hiểu mình, hạn chế tự do của mình… Phải đến khi con gái lấy chồng và làm mẹ rồi thì mới có thể hiểu hết nỗi lòng của người làm mẹ. Điều đó cũng giống như một vòng luân hồi trong cuộc đời mỗi con người vậy.
Mặc dù thỉnh thoảng mẹ có ca cẩm vài câu, nhưng mẹ đã có nhiều kinh nghiệm về những vẫn đề xã hội, những điều mẹ nói đều có lý của nó. Tuy nhiên, thật đáng tiếc vì đến tận lúc này mà Đào Đào vẫn không hiểu rằng chính bản thân mình mới là nguyên nhân chủ yếu của sự việc, chính tính cách tùy tiện và sự ấu trĩ của bạn là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của ngày hôm nay. Những người tức giận bố mẹ mà bỏ nhà ra đi, nói thẳng ra là quá tàn nhẫn. Họ thừa biết rằng mình bỏ đi như vậy sẽ khiến cho bố mẹ lo lắng không yên nhưng vẫn nhẫn tâm đứng nhìn, mục đích là để hả giận. Sự lạnh lùng và tính ích kỷ này đã khiến cho chúng ta phải sửng sốt. Tôi nghĩ, nếu là một người tự lập từ sớm thì mười tám tuổi đã là lúc người ta có thể biết cách tự bảo vệ mình, cũng đã biết thương bố mẹ rồi. Điều kiện của Đào Đào tương đối tốt, chuyện gì cũng có người sắp đặt sẵn. Nhưng điều này có thực sự tốt cho bạn?
BÌNH TĨNH CHẤP NHẬN BẢN THÂN
Thu Lệ, hai mươi tuổi, nhân viên kinh doanh
Năm nay tôi hai mươi tuổi, vẫn chưa xác định rõ mục tiêu cho cuộc sống. Trước đây, khi còn học cấp hai, tôi mơ ước có thể trở thành sinh viên trường sư phạm, nhưng kết quả là tôi thi không đỗ, đành phải vào học tại một trường dạy nghề. Đỗ trường nào thì cũng là đỗ, nên tôi vẫn rất vui vẻ. Thế nhưng đúng là không ai đoán trước được ý trời. Tôi vừa nhập học không được bao lâu thì bố tôi qua đời vì căn bệnh ung thư phổi. Hoàn cảnh gia đình tôi vốn đã không sung túc nay lại càng trở nên khó khăn hơn. Vì gia cảnh khó khăn, tôi đành phải thôi học và đi làm ở một xí nghiệp nhỏ.
Gia đình tôi là một gia đình bất hạnh. Ngay từ khi tôi còn nhỏ, trong nhà tôi đã xảy ra rất nhiều chuyện không may. Những chuyện đó trước nay tôi đều giữ kín trong lòng, không kể với bất cứ ai.
Khi còn nhỏ, tôi thường ở với mẹ; bố tôi và hai chị gái sống ở nơi khác. Nói một cách chính xác hơn là bố mẹ tôi có mâu thuẫn nên đã ly thân. Mọi người trong thôn đều nói mẹ tôi mắc bệnh thần kinh. Bố tôi và chị cả tôi khi cãi nhau với mẹ cũng thường mắng mẹ như vậy. Năm hai mươi tuổi, chị tôi yêu một anh cùng thôn. Sau khi yêu nhau một thời gian, người đó không yêu chị tôi nữa, anh ta chê chị tôi không biết may vá. Nhưng chị tôi vẫn thích anh chàng đó, hơn nữa, trong thôn của tôi, một người con gái mà yêu đến hai lần thì sẽ mất hết danh dự. Chính vì thế chị tôi không muốn chia tay với anh ta, suốt ngày cầu xin anh ta quay lại với mình. Sự chân thành của chị tôi đối với anh ta chỉ đổi lấy sự khinh bỉ của nhà anh ta với gia đình tôi. Mẹ anh ta mắng chị tôi không có liêm sỉ, đũa mốc đòi chòi mâm son. Bị sỉ nhục nặng nề, suốt một thời gian dài chị tôi cứ đờ đẫn như người mất hồn; người trong thôn còn bảo chị mắc bệnh tâm thần. Bố tôi phải dẫn chị tôi đến bệnh viện tỉnh mới chữa khỏi bệnh cho chị.
Chị tôi yêu đến ba lần, nhưng lần nào cũng như lần nào, chị đều bị bỏ rơi đến mức phát điên. Cũng may, cuối cùng thì chị tôi cũng được gả cho người ta. Nhưng trước đám cưới, cả nhà đều giấu anh rể bệnh tình của chị, về sau chị tôi phát bệnh, anh rể tôi căm hận cả gia đình tôi, đối xử với chị tôi cũng chẳng ra gì, thậm chí có lúc còn đánh đập chị nữa. Chị tôi sống mà như chết rồi!
Đó là chuyện của chị cả tôi. Tôi còn có một người chị nữa, chị ấy rất gầy gò, nhưng mọi người trong thôn đều nói chị là người xinh nhất trong ba chị em. Chị hai ít nói, nhưng có tấm lòng nhân hậu, được mọi người trong thôn rất yêu quý. Nhưng đến năm tôi mười một tuổi, chị tôi mắc bệnh máu trắng và qua đời.
Năm tôi mười sáu tuổi, bố tôi cũng qua đời, gia đình tôi tan tác. Mẹ tôi nhờ người giới thiệu đi làm thuê trong thành phố. Tôi cũng rời bỏ trường học và đi làm kiếm tiền. Các món nợ dần dần cũng vơi đi, hai mẹ con tôi coi như được sống hai năm khá yên ổn. Nhưng rồi tai họa lại một lần nữa giáng xuống đầu tôi, tôi bị mắc bệnh giống như chị cả.
Trước ngày phát bệnh, tôi chỉ cảm thấy rất đau đầu, thế nên liền xin nghỉ làm. Về đến nhà, tôi không biết gì nữa cả, hôn mê ba ngày liền, đến khi tỉnh lại, đầu óc tôi không sao tự kiểm soát được, tôi làm gì ngay cả bản thân tôi cũng không biết. Đó là những việc hết sức kinh khủng, tôi thật sự không muốn nhớ lại nữa. Bây giờ nghĩ lại tôi chỉ cảm thấy những điều đang xảy ra thật quá tàn nhẫn đối với tôi. Có người nói tôi là con điên. Tôi thấy người ta nói đúng và chỉ muốn tự sát cho xong, không còn mặt mũi nào mà sống trên đời này nữa. Thế nhưng tôi lại không có dũng khí để kết thúc cuộc sống của mình, đành phải dày mặt trước sự dè bỉu của người khác.
Người xưa có câu: “Đại nạn không chết ắt có phúc về sau”, thế nhưng cơn sóng này chưa qua, cơn sóng lớn hơn đã ập đến. Lần này tôi vướng vào chuyện tình yêu với một gã sở khanh. Sau khi có được trinh tiết của tôi, hắn đã vứt bỏ tôi không thương tiếc. Đối mặt với sự thực phũ phàng, tôi đành phải nuốt nỗi đau đớn vào trong lòng.
Tôi cũng là đứa có nhan sắc nên đang có khá nhiều chàng trai đang theo đuổi, thế nhưng tôi đều một mực cự tuyệt họ. Họ thích tôi là bởi chưa hiểu rõ về tôi, nếu biết sự thật rồi, chắc chắn họ sẽ lại bỏ rơi tôi. Tôi không muốn rắc thêm muối lên vết thương đang rỉ máu của mình, trái tim đã tan nát của tôi không còn cách nào có thể đối mặt với cuộc đời này nữa. Giờ đây tôi chỉ còn lại phần xác mà thôi, tôi thực sự muốn đi tu...
Hiện tại, mối lo lắng lớn nhất của tôi chính là căn bệnh khủng khiếp kia. Cả ngày tôi buồn phiền vì chuyện này. Tôi từng nhắc nhở mình phải quên đi nhưng mọi nỗ lực của tôi đều thất bại. Vì hoàn cảnh gia đình, vì căn bệnh quái ác của bản thân nên tôi cảm thấy cực kỳ tự ti và bi quan, không muốn tiếp xúc với bất cứ ai. Tôi thường cảm thấy mọi người nhìn mình bằng đôi mắt kỳ quái và thi nhau nói xấu sau lưng tôi. Tôi không có lấy một người bạn thân, không có ai nói cho tôi biết tôi phải làm thế nào để đối mặt với những ngày tháng còn lại. Không có ai giúp đỡ được tôi. Tôi sắp không chịu nổi nữa rồi!
Chat room
Con người khi mắc bệnh thường không thể tự kiểm soát được, vì thế có thể sẽ nói ra những điều không hay, gây ra những chuyện không tốt. Nhưng không phải vì thế mà bạn phải tự trách bản thân hoặc cảm thấy nhục nhã. Nếu như có người cười nhạo bạn, thì họ mới là người sai chứ không phải là bạn. Họ cười nhạo người bệnh, chứng tỏ họ là những người không có tấm lòng đồng cảm. Tuy nhiên, tôi tin rằng cho dù Thu Lệ đã từng nói hay làm điều gì thì cũng chỉ là sự phản ánh nhận thức tiềm tàng của bạn và cũng là nhận thức tiềm tàng của mỗi người mà thôi. Bình thường, mọi người sẽ giấu kín những chuyện này nhưng Thu Lệ lại nói ra những điều đó. Xét cho cùng thì cũng đâu có gì đáng phải xấu hổ.
Căn bệnh của Thu Lệ có thể là do di truyền, nhưng cũng có thể là do tác động của chị cả gây ra. Nếu không may mắc bệnh này, bạn cũng không nên quá sợ hãi. Chỉ cần giữ cho tinh thần luôn ổn định, Thu Lệ sẽ không khác gì một người bình thường, cũng có thể có được một cuộc sống hạnh phúc như bao người khác. Nếu gặp được người con trai yêu bạn thực sự, bạn nên nói thật bệnh tình của mình cho người ấy biết. Nếu anh ta không chê bạn, chứng tỏ anh ta thực sự yêu bạ, sau này anh ta sẽ không đối xử tệ với bạn và sẽ chăm sóc bạn tử tế. Còn nếu đối phương bỏ bạn chỉ vì bệnh tình của bạn, vậy thì cứ để anh ta đi, để anh ta bỏ chạy trước còn hơn để đến sau này. Nếu đã không giữ được người ta thì hà tất phải buồn phiền làm gì?
Muốn người khác chấp nhận bạn, đầu tiên bạn phải thật bình tĩnh để tiếp nhận chính bản thân mình đã!
Đào Đào, nữ, mười tám tuổi, nhân viên
Dạo này tôi cảm thấy rất buồn phiền. Ở tuổi mười tám, con người ta thường đa sầu đa cảm. Ở nhà, bố mẹ ít khi quan tâm đến tôi. Từ nhỏ đến giờ, tôi luôn cảm thấy mình thật tội nghiệp! tôi được vào làm ở công ty hiện nay là nhờ chạy cửa sau. Người giúp đỡ tôi chạy chọt là chị họ tôi. Chị ấy là trưởng phòng kỹ thuật, tôi mà làm sai việc gì là chị thẳng tay trừng phạt, không nể tình riêng.
Một lần, tôi bị chị ấy mắng cho một trận trước mặt quản đốc phân xưởng. Lúc đó, tôi ức đến phát khóc. Trước khi đi, chị còn lạnh lùng nói một câu: “Lần sau cô mà còn phạm lỗi như vậy nữa, tôi sẽ cho cô nghỉ việc!”. Tôi khóc thật to, nói với đồng nghiệp là tôi đi nhảy sông tự vẫn rồi chạy một mạch về nhà. Về đến nhà, sau khi ăn chút đồ ăn vặt, bật ti vi lên xem, tôi cảm thấy tâm trạng của mình cũng khá hơn đôi chút, vì thế buổi chiều tôi lại đi làm. Lúc lên tầng, tôi gặp lại chị. Chị nói: “Đi nhảy sông chưa?”, tôi đáp: “Nước sông nông quá, bơi hết một vòng rồi về!”. Chị tôi cười, tôi cũng đành phải cười theo. Thế rồi chị tôi lại mắng cho tôi một trận về cái tính trẻ con.
Tôi có một người bạn, ở cách tôi khá xa, muốn đến thăm tôi, cậu ta phải ngồi tàu hỏa hàng giờ. Có lần, tôi nhờ cậu ta mua hộ một cuốn tạp chí thời trang, cậu ta nhận lời, nói chiều hôm đó sẽ mang cho tôi, còn nói trước khi đến sẽ gọi điện trước để tôi ra ga đón. Tôi rất vui, bạn bè có thể chơi với nhau thân thiết đến vậy đâu phải chuyện dễ dàng. Thế nhưng lúc cậu ấy gọi điện đến, mẹ tôi nhấc máy, nói dối là tôi sang nhà dì chơi rồi. Sau khi biết chuyện, tôi vô cùng tức giận. Chúng tôi chỉ là bạn bè bình thường, sao mẹ tôi lại làm như vậy cơ chứ?
Một lần, tôi cùng bạn ra ngoài chơi, đến tối muộn mới về nhà. Mẹ tôi khóa trái cửa lại, tôi không sao mở được, phải đứng đợi ở bên ngoài đến mười lăm phút. Vì quá tức giận nên tôi không thèm vào nhà nữa mà chạy đến nhà một người bạn. Nhà người bạn đó rất gần nhà tôi, từ trên ban công nhà bạn ấy có thể nhìn thấy cửa ra vào nhà tôi. Tôi thấy nửa đêm mẹ tôi ra ngoài tìm tôi hai lần liền, trong nhà, đèn đóm bật sáng trưng. Tôi muốn về nhà, nhưng người bạn đó khuyên tôi đừng về, nếu không nhất định mẹ tôi sẽ mắng cho. Tôi không sao ngủ được, cứ trằn trọc cho đến tận sáu giờ sáng mới về nhà. Nhìn thấy tôi, mẹ liền nói: “Từ giờ con thích đi đâu thì đi, đi với ai mẹ cũng mặc kệ!”. Tôi vô cùng tức giận, không thèm ăn sáng mà đi làm luôn.
Hết giờ làm, tôi cũng không muốn về nhà nữa, thế nên tối hôm đó tôi đã qua nhà dì hai. Dì hai nói: “Mẹ cháu không cần cháu thì qua đây dì nuôi. Nếu mẹ cháu không đến đón thì cháu cứ ở lại nhà dì!” Nghe dì hai nói vậy tôi vui lắm, cảm thấy chỉ có dì hai là hiểu mình. Chồng dì hai cũng ủng hộ tôi, nói muốn ở lại bao lâu cũng được. Anh họ tôi cười nói: “Phải nộp tiền sinh hoạt, mỗi tháng năm trăm đồng!”. Tôi biết anh chỉ nói đùa thôi.
Tôi thật ngốc, không biết một người con trai đã hai mươi lăm tuổi đáng sợ đến mức nào, đến cả lúc đi ngủ, tôi cũng không biết đường mà khóa cửa phòng lại. Tối đó, anh tôi nhẹ nhàng trèo lên giường của tôi. Tôi vô cùng tức giận, đuổi anh ta ra ngoài. Nhưng anh ta rất khỏe, tôi không thể chống cự lại được, chỉ biết khóc thật to mà thôi. Anh họ tôi vì sợ tôi kêu gào sẽ đánh thức mọi người trong nhà nên đành phải xuống khỏi giường tôi. Tôi mặc vội quần áo và chạy ra khỏi phòng ngủ, anh họ đuổi theo tôi. Anh ta kéo tôi lại, nói xin lỗi tôi và mong tôi tha thứ. Tôi nói tôi hận anh ta, hận anh ta đến chết. Anh ta liền tát tôi một cái rất đau, còn quỳ xuống cầu xin tôi. Tôi khóc lóc thảm thiết, khóc đến mức giọng khàn đặc cả đi. Anh họ tôi thấy vậy liền chạy đi khắp nơi tìm mua thuốc cho tôi. Không còn cách nào khác, tôi đành phải tha thứ cho anh ta. Anh họ còn nói tuần sau sẽ dẫn tôi đi chơi, đương nhiên còn có hai người bạn khác của anh ta nữa. Nhưng cho dù anh ta có nói gì đi nữa thì làm sao tôi có thể trở lại bình thường được chứ?
Trong tôi, lòng căm hận sôi sục, không hiểu là căm hận anh họ, căm hận mẹ hay căm hận chính bản thân mình nữa. Có lẽ tôi hận tất cả. Tôi hận mình quá tin tưởng vào anh họ, quá ngây thơ và ấu trĩ; cũng may là chưa có chuyện gì xảy ra, nếu không tôi chỉ còn nước tự sát mà thôi. Sau đó, tôi không bao giờ dám ở lại nhà dì nữa. Tôi hận mẹ, nếu mẹ có thể hiểu tôi thì tôi đâu có chạy đến nhà dì để sự việc đến nông nỗi này cơ chứ?
Chat room
Mẹ nuôi con gái mười tám năm trời, không biết đã phải chịu bao nhiêu khổ cực, biết bao lần lo lắng cho con. Đến khi con gái đến giai đoạn dậy thì, các bà mẹ thường trở nên rất nhạy cảm, nhưng xét cho cùng thì sự nhạy cảm đó đề xuất phát từ nỗi lo sợ con gái mình sẽ bị tổn thương. Nỗi khổ tâm này của mẹ, phần lớn những cô con gái đều không hiểu được, thậm chí còn trách mẹ mình không hiểu mình, hạn chế tự do của mình… Phải đến khi con gái lấy chồng và làm mẹ rồi thì mới có thể hiểu hết nỗi lòng của người làm mẹ. Điều đó cũng giống như một vòng luân hồi trong cuộc đời mỗi con người vậy.
Mặc dù thỉnh thoảng mẹ có ca cẩm vài câu, nhưng mẹ đã có nhiều kinh nghiệm về những vẫn đề xã hội, những điều mẹ nói đều có lý của nó. Tuy nhiên, thật đáng tiếc vì đến tận lúc này mà Đào Đào vẫn không hiểu rằng chính bản thân mình mới là nguyên nhân chủ yếu của sự việc, chính tính cách tùy tiện và sự ấu trĩ của bạn là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của ngày hôm nay. Những người tức giận bố mẹ mà bỏ nhà ra đi, nói thẳng ra là quá tàn nhẫn. Họ thừa biết rằng mình bỏ đi như vậy sẽ khiến cho bố mẹ lo lắng không yên nhưng vẫn nhẫn tâm đứng nhìn, mục đích là để hả giận. Sự lạnh lùng và tính ích kỷ này đã khiến cho chúng ta phải sửng sốt. Tôi nghĩ, nếu là một người tự lập từ sớm thì mười tám tuổi đã là lúc người ta có thể biết cách tự bảo vệ mình, cũng đã biết thương bố mẹ rồi. Điều kiện của Đào Đào tương đối tốt, chuyện gì cũng có người sắp đặt sẵn. Nhưng điều này có thực sự tốt cho bạn?
BÌNH TĨNH CHẤP NHẬN BẢN THÂN
Thu Lệ, hai mươi tuổi, nhân viên kinh doanh
Năm nay tôi hai mươi tuổi, vẫn chưa xác định rõ mục tiêu cho cuộc sống. Trước đây, khi còn học cấp hai, tôi mơ ước có thể trở thành sinh viên trường sư phạm, nhưng kết quả là tôi thi không đỗ, đành phải vào học tại một trường dạy nghề. Đỗ trường nào thì cũng là đỗ, nên tôi vẫn rất vui vẻ. Thế nhưng đúng là không ai đoán trước được ý trời. Tôi vừa nhập học không được bao lâu thì bố tôi qua đời vì căn bệnh ung thư phổi. Hoàn cảnh gia đình tôi vốn đã không sung túc nay lại càng trở nên khó khăn hơn. Vì gia cảnh khó khăn, tôi đành phải thôi học và đi làm ở một xí nghiệp nhỏ.
Gia đình tôi là một gia đình bất hạnh. Ngay từ khi tôi còn nhỏ, trong nhà tôi đã xảy ra rất nhiều chuyện không may. Những chuyện đó trước nay tôi đều giữ kín trong lòng, không kể với bất cứ ai.
Khi còn nhỏ, tôi thường ở với mẹ; bố tôi và hai chị gái sống ở nơi khác. Nói một cách chính xác hơn là bố mẹ tôi có mâu thuẫn nên đã ly thân. Mọi người trong thôn đều nói mẹ tôi mắc bệnh thần kinh. Bố tôi và chị cả tôi khi cãi nhau với mẹ cũng thường mắng mẹ như vậy. Năm hai mươi tuổi, chị tôi yêu một anh cùng thôn. Sau khi yêu nhau một thời gian, người đó không yêu chị tôi nữa, anh ta chê chị tôi không biết may vá. Nhưng chị tôi vẫn thích anh chàng đó, hơn nữa, trong thôn của tôi, một người con gái mà yêu đến hai lần thì sẽ mất hết danh dự. Chính vì thế chị tôi không muốn chia tay với anh ta, suốt ngày cầu xin anh ta quay lại với mình. Sự chân thành của chị tôi đối với anh ta chỉ đổi lấy sự khinh bỉ của nhà anh ta với gia đình tôi. Mẹ anh ta mắng chị tôi không có liêm sỉ, đũa mốc đòi chòi mâm son. Bị sỉ nhục nặng nề, suốt một thời gian dài chị tôi cứ đờ đẫn như người mất hồn; người trong thôn còn bảo chị mắc bệnh tâm thần. Bố tôi phải dẫn chị tôi đến bệnh viện tỉnh mới chữa khỏi bệnh cho chị.
Chị tôi yêu đến ba lần, nhưng lần nào cũng như lần nào, chị đều bị bỏ rơi đến mức phát điên. Cũng may, cuối cùng thì chị tôi cũng được gả cho người ta. Nhưng trước đám cưới, cả nhà đều giấu anh rể bệnh tình của chị, về sau chị tôi phát bệnh, anh rể tôi căm hận cả gia đình tôi, đối xử với chị tôi cũng chẳng ra gì, thậm chí có lúc còn đánh đập chị nữa. Chị tôi sống mà như chết rồi!
Đó là chuyện của chị cả tôi. Tôi còn có một người chị nữa, chị ấy rất gầy gò, nhưng mọi người trong thôn đều nói chị là người xinh nhất trong ba chị em. Chị hai ít nói, nhưng có tấm lòng nhân hậu, được mọi người trong thôn rất yêu quý. Nhưng đến năm tôi mười một tuổi, chị tôi mắc bệnh máu trắng và qua đời.
Năm tôi mười sáu tuổi, bố tôi cũng qua đời, gia đình tôi tan tác. Mẹ tôi nhờ người giới thiệu đi làm thuê trong thành phố. Tôi cũng rời bỏ trường học và đi làm kiếm tiền. Các món nợ dần dần cũng vơi đi, hai mẹ con tôi coi như được sống hai năm khá yên ổn. Nhưng rồi tai họa lại một lần nữa giáng xuống đầu tôi, tôi bị mắc bệnh giống như chị cả.
Trước ngày phát bệnh, tôi chỉ cảm thấy rất đau đầu, thế nên liền xin nghỉ làm. Về đến nhà, tôi không biết gì nữa cả, hôn mê ba ngày liền, đến khi tỉnh lại, đầu óc tôi không sao tự kiểm soát được, tôi làm gì ngay cả bản thân tôi cũng không biết. Đó là những việc hết sức kinh khủng, tôi thật sự không muốn nhớ lại nữa. Bây giờ nghĩ lại tôi chỉ cảm thấy những điều đang xảy ra thật quá tàn nhẫn đối với tôi. Có người nói tôi là con điên. Tôi thấy người ta nói đúng và chỉ muốn tự sát cho xong, không còn mặt mũi nào mà sống trên đời này nữa. Thế nhưng tôi lại không có dũng khí để kết thúc cuộc sống của mình, đành phải dày mặt trước sự dè bỉu của người khác.
Người xưa có câu: “Đại nạn không chết ắt có phúc về sau”, thế nhưng cơn sóng này chưa qua, cơn sóng lớn hơn đã ập đến. Lần này tôi vướng vào chuyện tình yêu với một gã sở khanh. Sau khi có được trinh tiết của tôi, hắn đã vứt bỏ tôi không thương tiếc. Đối mặt với sự thực phũ phàng, tôi đành phải nuốt nỗi đau đớn vào trong lòng.
Tôi cũng là đứa có nhan sắc nên đang có khá nhiều chàng trai đang theo đuổi, thế nhưng tôi đều một mực cự tuyệt họ. Họ thích tôi là bởi chưa hiểu rõ về tôi, nếu biết sự thật rồi, chắc chắn họ sẽ lại bỏ rơi tôi. Tôi không muốn rắc thêm muối lên vết thương đang rỉ máu của mình, trái tim đã tan nát của tôi không còn cách nào có thể đối mặt với cuộc đời này nữa. Giờ đây tôi chỉ còn lại phần xác mà thôi, tôi thực sự muốn đi tu...
Hiện tại, mối lo lắng lớn nhất của tôi chính là căn bệnh khủng khiếp kia. Cả ngày tôi buồn phiền vì chuyện này. Tôi từng nhắc nhở mình phải quên đi nhưng mọi nỗ lực của tôi đều thất bại. Vì hoàn cảnh gia đình, vì căn bệnh quái ác của bản thân nên tôi cảm thấy cực kỳ tự ti và bi quan, không muốn tiếp xúc với bất cứ ai. Tôi thường cảm thấy mọi người nhìn mình bằng đôi mắt kỳ quái và thi nhau nói xấu sau lưng tôi. Tôi không có lấy một người bạn thân, không có ai nói cho tôi biết tôi phải làm thế nào để đối mặt với những ngày tháng còn lại. Không có ai giúp đỡ được tôi. Tôi sắp không chịu nổi nữa rồi!
Chat room
Con người khi mắc bệnh thường không thể tự kiểm soát được, vì thế có thể sẽ nói ra những điều không hay, gây ra những chuyện không tốt. Nhưng không phải vì thế mà bạn phải tự trách bản thân hoặc cảm thấy nhục nhã. Nếu như có người cười nhạo bạn, thì họ mới là người sai chứ không phải là bạn. Họ cười nhạo người bệnh, chứng tỏ họ là những người không có tấm lòng đồng cảm. Tuy nhiên, tôi tin rằng cho dù Thu Lệ đã từng nói hay làm điều gì thì cũng chỉ là sự phản ánh nhận thức tiềm tàng của bạn và cũng là nhận thức tiềm tàng của mỗi người mà thôi. Bình thường, mọi người sẽ giấu kín những chuyện này nhưng Thu Lệ lại nói ra những điều đó. Xét cho cùng thì cũng đâu có gì đáng phải xấu hổ.
Căn bệnh của Thu Lệ có thể là do di truyền, nhưng cũng có thể là do tác động của chị cả gây ra. Nếu không may mắc bệnh này, bạn cũng không nên quá sợ hãi. Chỉ cần giữ cho tinh thần luôn ổn định, Thu Lệ sẽ không khác gì một người bình thường, cũng có thể có được một cuộc sống hạnh phúc như bao người khác. Nếu gặp được người con trai yêu bạn thực sự, bạn nên nói thật bệnh tình của mình cho người ấy biết. Nếu anh ta không chê bạn, chứng tỏ anh ta thực sự yêu bạ, sau này anh ta sẽ không đối xử tệ với bạn và sẽ chăm sóc bạn tử tế. Còn nếu đối phương bỏ bạn chỉ vì bệnh tình của bạn, vậy thì cứ để anh ta đi, để anh ta bỏ chạy trước còn hơn để đến sau này. Nếu đã không giữ được người ta thì hà tất phải buồn phiền làm gì?
Muốn người khác chấp nhận bạn, đầu tiên bạn phải thật bình tĩnh để tiếp nhận chính bản thân mình đã!