Vấn Nạn Thi Cử
Tề Tề, nữ, mười bảy tuổi, học sinh cấp ba
Không biết có phải là tôi càng ngày càng ham chơi hay không mà kết quả học tập của tôi đang sa sút nghiêm trọng. Giờ cứ nghĩ đến học hành là tôi lại cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không vui, tôi nghi mình đã bị mắc chứng “chán học”. Thực ra tôi là một người rất lạc quan, nghĩ thoáng, nhưng hiện thực quá khắc nghiệt, cạnh tranh quá khốc liệt, khiến cho một đứa con gái mười bảy tuổi như tôi không sao có thể chịu đựng được sức ép nặng nề này.
Học kì một năm lớp mười nhanh chóng kết thúc, kết quả thi học kì của tôi tồi tệ chưa từng thấy. Bố mẹ tôi bất kể ngày đêm đều ra sức mở “chiến dịch” vận động tôi học hành, phân tích nguyên nhân sự việc cho tôi. Nhưng bố mẹ có nói nhiều đến đâu đi chăng nữa thì cũng chẳng có tác dụng gì đối với tôi. Mặc dù bố mẹ đã phân tích rất nhiều, nào là do tôi thiếu ý chí, ham chơi, tích cách trẻ con, không thấy sốt ruột, không hiểu chuyện… Thậm chí mẹ tôi còn không chút nề hà thuật lại quá khứ của tôi: “Lúc học tiểu học, con là một trong những học sinh học giỏi nhất lớp. Mỗi lần đi họp phụ huynh, mẹ cảm thấy vô cùng tự hào. Về sau lên cấp hai, con mải chơi hơn, lại hâm mộ các ngôi sao này nọ, nhưng thành tích học tập vẫn tương đối tốt, được xếp thứ hai mươi trong số sáu trăm sáu mươi học sinh toàn trường. Thế nhưng lên cấp ba, không hiểu có chuyện gì mà con lại xếp ở vị trí thứ một trăm hai mươi thô, có đến hơn một trăm người vượt qua con rồi đó. Bố mẹ lúc nào cũng nhắc nhở con phải dồn hết sức để học tập. Nhưng con thì giỏi rồi, càng ngày càng không biết điều. Nhìn con bây giờ mà xem, liệu ba năm tới có thể thi đỗ đại học được không? Nếu mà không thi đỗ đại học…”
Tai tôi như ù đi. Không nhịn được nữa, tôi nói thay mẹ: “Nếu không thi đỗ đại học, bố mẹ sẽ bỏ tiền cho con học đại học dân lập hoặc cao đẳng. Nhưng trong nhà làm gì có nhiều tiền như vậy? Chính vì thế con chỉ có một đường duy nhất đó là thi vào một trường đại học có tiếng. Hết rồi chứ ạ?”.
Mẹ tôi tức giận đến nỗi không nói được lời nào nữa. Tôi cũng cảm thấy đôi chút áy náy, bèn nhẹ nhàng nói với bố mẹ: “Thực ra, không phải vì con kiêu căng mà là vì con ham chơi. Con biết rất rõ nhược điểm của mình. Con mới chỉ dốc một chút sức lực cho học tập mà thôi!”
Bố tôi nghe xong, gật đầu lia lịa, chắc bố nghĩ rằng tôi đã có ý hối hận. Thế nhưng, tôi lại tiếp tục. Mặc dù biết nói như vậy sẽ làm cho bố mẹ thất vọng, nhưng tôi vẫn phải nói: “Những thói ham chơi của con đã có từ bé. Chỉ tại bố mẹ không uốn nắn con từ nhỏ, bây giờ mới bắt con thay đổi, cũng không phải là chuyện dễ!”.
Bố tôi quả nhiên vô cùng tức giận, định đánh cho tôi một trận. “Giỏi lắm, thế hóa ra là lỗi của bố với mẹ đấy!” May thay mẹ tôi kịp ngăn bố lại. Tôi khóa cửa phòng lại, giở sách vở ra học với thái độ hối cải. Thế nhưng không được bao lâu sự chú ý của tôi lại chuyển sang mấy cuốn tạp chí trên giá sách.
Ba năm trước, tôi đọc được một bài viết giới thiệu về giáo dục tố chất ở trên báo. Tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi, nghĩ rằng tác giả nói đúng với những gì tôi nghĩ. Thế nhưng, trường tôi vẫn sử dụng phương pháp giáo dục thi cử như vậy, cả ngày bắt chúng tôi phải ghi nhớ với học thuộc lòng. Cô giáo nói, hình thức thi đại học vẫn còn tồn tại, nếu chúng tôi không tìm cách mà học ôn thì sẽ phải chịu thiệt thòi. Hiện thực tàn khốc này khiến cho chúng tôi ai nấy đều cảm thấy rất buồn phiền.
Nói đến chuyện ham chơi của tôi, bạn đừng nghĩ rằng: đức con gái này cả ngày chẳng chịu học hành gì, phải chăng là đang yêu anh chàng nào đó rồi? Có phải suốt ngày đọc tiểu thuyết tình yêu không? Nếu quả thật bạn nghĩ như vậy thì chắc chắn tôi phải la lớn để kêu oan thôi! Tính ham chơi của tôi chỉ là trao đổi thư từ với bạn bè, đọc tạp chí, tán gẫu, xem ti vi… Tôi cảm thấy “chơi” như vậy có thể học hỏi được rất nhiều điều, thậm chí còn có tác dụng nhất định đối với việc học hành của tôi. Đương nhiên, tôi thừa nhận bản thân mình vẫn chưa duy trì được mức độ “ham chơi” phù hợp.
Bây giờ, tôi cảm thấy chuyện học hành, bài vở vô cùng nặng nề. những lúc không vui, tôi liền chơi dương cầm, đàn đến khi chán không chịu được nữa phải chạy ra ngoài hét lớn mới thôi. Tôi mong muốn có được một phép thuật khiến cho tôi tập trung học tập, khiến cho tôi không còn chán những con số toán học, các công thức vật lí và cả những phương trình phản ứng hóa học phức tạp đó nữa. Trong khi tôi rất ghét học môn ngữ văn, thì điều kì lạ là kết quả môn ngữ văn của tôi lại rất tốt, đặc biệt là môn viết văn.
Chat room
Có rất nhiều học sinh trung học nói với tôi rằng, họ ghét học, sợ học và muốn trốn tránh việc học. Tôi cũng là người từng phải “chiến đấu” gian khổ trong kì thi đại học, sao lại không hiểu được cảm nhận của các bạn hiện giờ chứ? Tôi cũng biết trong thi cử bây giờ có rất nhiều tệ nạn, và chúng ta đều là những người phải chịu sức ảnh hưởng của nó. Nhưng cứ thử nghĩ mà xem, thi đỗ đại học đồng nghĩa với việc được bước lên một bậc thềm mới, cao hơn và tự do hơn. Hơn nữa, chỉ dựa vào sức của bạn thì làm sao có thể thay đổi được cả hệ thống thi cử, giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, chúng ta vẫn phải chiến đấu hết mình trong “trận chiến” thi cử này!
Có người từng nói rằng: phương pháp giáo dục thi cử còn tồn tại rất nhiều tệ nạn, nhưng con người lại không thể thay đổi nó trong một sớm một chiều. Vậy thì tại sao không tận dụng những “tệ nạn” này? Một chuyên gia nghiên cứu chuyện thi cử người Nhật Bản đã phát hiện ra rằng thực chất của hình thức ôn thi đại học (có thể thấy hình thức ôn thi đại học này tồn tại khắp các nước trên thế giới) chính là một hình thức dạy học sinh học thuộc lòng. Nhưng phải chăng điều này đã đưa ra gợi ý cho những người có ý chí?
Bản thân tôi cũng bắt đầu học tập nghiêm túc kể từ khi vào đại học. Lúc này tôi mới phát hiện ra rằng, học hành hoàn toàn không phải là chuyện khổ sở, ngược lại còn mang lại cho chúng ta rất nhiều niềm vui. Nhớ lại chuyện ngày xưa, thi cử mặc dù không giúp cho chúng ta nhận ra được niềm vui trong quá trình tìm hiểu tri thức, nhưng lại giúp chúng ta rèn luyện “hứng thú”. Mà đã là rèn luyện thì làm gì có chuyện dễ dàng? Hơn nữa, nếu như ban đầu không nghiêm túc rèn luyện, thì sau này sẽ không có cái gọi là học tập tự chủ, tự do nữa.
Tôi nghĩ điều cần thiết nhất cho Tề Tề hiện nay là tìm cho mình một con đường thích nghi với việc thi cử này, rồi từ từ bước vào quá trình rèn luyện thật nghiêm túc. Về sau (khi đã đỗ đại học), hãy nhanh chóng thoát ra khỏi cái vòng xoáy của việc thi cử để có thể tự do với bầu trời của riêng mình. Đây chưa chắc đã là con đường đúng đắn nhất dành cho bạn, nhưng nó lại là con đường khả dĩ nhất cho vấn đề trước mắt.
CÓ NÊN THA THỨ CHO KẺ CẮP
Kiều Kiều, nữ, mười tám tuổi, sinh viên trung cấp
Mùa thu ba năm về trước, tôi cầm tờ giấy báo trúng tuyển trung cấp tìm đến nơi này. Sau khi đến báo danh, thầy giáo phân tôi về phòng 201 trong kí túc xá. Khi tôi đang căng thẳng với cảm giác lạ lẫm, đẩy nhẹ cánh cửa bước vào phòng 201 thì một bạn nữ có đôi mắt to rất nhiệt tình chạy đến hỏi han tôi, giúp tôi sắp xếp giường chiếu, còn dạy tôi cách mắc màn nữa. Sự nhiệt tình cùng với đôi mắt to tròn long lanh của bạn ấy đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Bạn ấy tên là Quỳnh, người đầu tiên đến phòng tôi.
Về sau, phòng tôi có thêm Nhu, Hương, Toàn và cả Tịnh nữa. chúng tôi đều mười sáu tuổi, đến từ các vùng miền khác nhau, thế nên Nhu bèn đề nghị đặt biệt danh chị cả, chị hai, chị ba, chị tư, chị năm và em út theo ngày sinh. Quỳnh, cô bé có đôi mắt to tròn là em út của chúng tôi. Quỳnh có giọng nói ngọt ngào, rất được lòng của năm “chị gái” trong phòng. Chúng tôi đều đặt biệt danh là “em Mật”.
Sáu chị em chúng tôi có tính cách khá giống nhau. Tôi viết thư về nhà báo cáo tình hình ở đây với bố mẹ. Biết được tình hình, bố mẹ tôi cũng bớt lo lắng. Bố nói với tôi: “Tục ngữ có câu, tu mười năm trời mới tìm được người cùng thuyền. Con có thể sống hòa thuận với các bạn cùng phòng, đó cũng là duyên phận. Con phải biết trân trọng và học cách nhường nhịn…”
Lúc ngồi tán gẫu với nhau, chúng tôi thi nhau kể chuyện về gia đình, bạn thân, những chuyện ngày xưa, thậm chí còn kể cả người yêu đầu của mình cho nhau nghe. Trừ chị Hương ra, tất cả chúng tôi đều đến từ các huyện lị, thành phố. Hương nói, mặc dù ở nông thôn nhưng nhà Hương rất khá giả, có nhà cao cửa rộng, trong nhà có đầy đủ tiện nghi. Tôi có cảm giác, mặc dù mọi người đối xử với nhau rất chân thành nhưng ai cũng tỏ ra sĩ diện, toàn nói tốt về gia đình mình. Tôi cũng không phải là ngoại lệ. Ví dụ như: mẹ tôi chỉ là một nhân viên trong đội tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, nhưng tôi lại nói rằng mẹ tôi là bác sĩ; còn bố tôi, gần nửa đời người làm trong Sở trưởng tài chính ở quê, gần đây khó khăn lắm mới nhờ được người điều về làm hiệu phó một trường trong huyện, nhưng tôi lại nói rằng bố mình làm hiệu trưởng. Mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ tôi: “Oa, nhà cậu là gia đình trí thức đấy!”. Tôi nghe xong cười thầm trong bụng: gia đình mình làm sao mà là gia đình trí thức được cơ chứ!
Tịnh là một người nhanh mồm nhanh miệng, tính cách hoàn toàn khác so với cái tên của mình. Tịnh liên tục hỏi Quỳnh: “Bố cậu làm nghề gì?”. Quỳnh nhẹ nhàng đáp: “Bố tớ qua đời rồi!”. Nghe vậy, cả lũ đều ngồi thừ ra. Kể từ đó, mọi người đối xử với Quỳnh tốt hơn.
Hằng ngày, chúng tôi tán gẫu hết chuyện này đến chuyện khác. Chủ đề được nói đến nhiều nhất vẫn là quần áo. Cứ rảnh rỗi là mọi người lại ngồi bàn nhau: “Cái áo này của cậu đẹp đấy!”, “Cái quần này không đẹp lắm!”, “Cái này lỗi mốt rồi!”… Tôi phát hiện ra rằng quần áo của Quỳnh không nhiều như chúng tôi. Bạn ấy không giống như chúng tôi, mỗi ngày thay một bộ quần áo, sặc sỡ như một con công. Quỳnh giải thích rằng mẹ bạn ấy rất nghiêm khắc, không muốn bạn ấy mất nhiều thời gian vào việc quần áo, mỹ phẩm, thế nên bạn ấy chỉ đem theo vài bộ quần áo. Quỳnh nói mẹ bạn ấy là trưởng khoa.
Không lâu sau, tôi phát hiện ra mình hay bị mất đồ đạc. Hôm thì mất một cuộn len, hôm thì mất một ít tiền trong ví. Sau khi loại trừ khả năng trộm cắp từ bên ngoài lẻn vào, mọi người đều nghi ngờ kẻ ăn trộm là người trong phòng. Nhưng rốt cuộc thì người đó là ai? Người đáng nghi nhất là Hương, bởi vì chỉ có gia đình Hương là nông dân. Trong quan niệm của chúng tôi, chỉ có người xuất thân trong các gia đình nông dân mới dễ sinh thói trộm cắp vặt. Mấy đứa chúng tôi đều xuất thân trong gia đình trí thức, khả năng trở thành trộm cắp rất nhỏ.
Mọi người dần dần xa lánh Hương, bầu không khí vui vẻ như những ngày nào giờ đã không còn, thay vào đó là sự căng thẳng, một không khí bất an bao trùm lấy tâm trạng của mọi người trong phòng. Mọi người trong phòng đều trở thành các chuyên gia “cất giấu” đồ đạc. Bất cứ thứ gì, chỉ cần có chút giá trị là mọi người đều bỏ ngay vào tủ hoặc ngăn kéo của mình cất đi.
Nếu như không phải mẹ Quỳnh đột ngột đến tìm bạn ấy thì chúng tôi chẳng hề nghi ngờ người có mẹ là trưởng khoa lại như vậy. Hôm đó, Quỳnh đến chỗ người bạn đồng hương chơi. Bỗng nhiên có một người phụ nữ ăn mặc quê mùa, mặt đầy nếp nhăn đến gõ cửa phòng chúng tôi, nói muốn tìm Quỳnh. Khuôn mặt của người phụ nữ này có nét hơi giống Quỳnh. Chúng tôi cho một người đi gọi Quỳnh, những đứa khác nhiệt tình tiếp đón. Chúng tôi đều cho rằng đó là một người họ hàng thân của Quỳnh từ xa ghé thăm, thế nhưng người phụ nữ ấy nói bà là mẹ của Quỳnh. Mẹ của Quỳnh không chỉ ăn mặc quê mùa, mà cách nói chuyện cũng cho thấy là người ít học, ăn nói hơi thô lỗ. Chúng tôi không dám tin đây lại là một vị trưởng khoa. Tôi bèn cẩn thận hỏi dò: “Bác ơi, bác công tác ở đơn vị nào ạ?”. Mẹ Quỳnh nói: “Tôi bán hoa quả rong trên đường. Từ ngày lão già nhà tôi qua đời, tôi chẳng nhận được một đồng lương nào hết!”. Lúc này, mọi người mới tá hỏa, phát hiện ra rằng bấy lâu nay Quỳnh đã nói dối mọi người trong phòng.
Chẳng mấy chốc, Quỳnh hấp tấp quay về, nhìn thấy mẹ mình ngồi trong phòng, Quỳnh đờ người ra: “Mẹ đến đây làm gì?”. Mẹ Quỳnh tỏ ra rất hung dữ với bạn ấy: “Sao? Mày không hoan nghênh tao à? Sợ tao làm mất mặt à?...” Rồi mẹ Quỳnh liền nói một câu rất tục tĩu. Mặt Quỳnh đỏ như gấc, bạn ấy vô cùng xấu hổ và ngại ngùng. Chúng tôi rất thông cảm cho Quỳnh, liền tìm cách dàn hòa cho hai mẹ con bạn ấy.
Sau khi mẹ Quỳnh về, bạn ấy trở nên trầm ngâm, không nói năng gì cả. Chúng tôi không tiện khuyên nhủ bạn ấy ngay trước mặt, chỉ dám bàn tán vài câu sau lưng thôi. Có một lần, bỗng có người nhớ đến chuyện trước đây, nói: “Liệu có phải là do Quỳnh làm không nhỉ?”. Mọi người nghe xong đều cảm thấy có chút hoài nghi. Ai cũng muốn gỡ cái nút thắt này nhưng không biết phải làm thế nào. Không lâu sau, cơ hội đến. Quỳnh đang định lấy quần áo trong hòm ra thì bỗng nhiên ở tầng dưới có người gọi bạn ấy xuống nghe điện thoại. Quỳnh vội vàng chạy đi quên không khóa hòm lại. Mọi người không hẹn mà cùng chạy đến kiểm tra cái hòm của Quỳnh. Không sai chút nào, dưới đáy hòm của Quỳnh là những món đồ mà chúng tôi bị mất.
“Làm sao bây giờ?”, mọi người quay ra hỏi chị cả là tôi. Tôi nhớ đến lời dặn của bố, liền nói với mọi người: “Đừng làm to chuyện, giữ cho Quỳnh chút thể diện, được không?”. Mọi người trong phòng đều đồng ý với ý kiến đó, bởi vì đã khá lâu rồi trong phòng không ai còn bị mất đồ nữa. Lúc Quỳnh quay về phòng, nhìn thấy bóng dáng của Quỳnh, tôi cảm thấy thương cảm nhiều hơn là thù ghét.
Thời gian dần dần trôi đi, sáu chị em chúng tôi vẫn sống với nhau rất hòa thuận. Chỉ còn nửa năm nữa là tốt nghiệp rồi, các bạn trong lớp đều trở nên đa sầu đa cảm. Bởi vì ai cũng thấy tương lai trước mắt mình sao quá mù mịt và chỉ nửa năm nữa thôi là ai hải đường ai nấy đi rồi. Đúng lúc này trong kí túc xảy ra chuyện. Sau khi nhận tiền trợ cấp học tập của cả lớp về, Tịnh chưa kịp phát cho mọi người thì bỗng nhiên số tiền đó không cánh mà bay. Tịnh khóc lóc nói với tôi: “Chị cả, đều tại chị cả đấy! Hai năm trước tại sao chị lại tha thứ cho nó cơ chứ!”. Tôi không biết phải nói với Tịnh như thế nào. Tôi đành nghĩ đến Quỳnh, nhớ đến sự nhiệt tình mà bạn ấy dành cho tô trong ngày đầu tiên tôi đến kí túc, nhớ lại sự căng thẳng và bối rối của bạn ấy trước mặt mẹ mình. Tôi cảm thấy thương Quỳnh, không muốn để Quỳnh bị tổn thương.
Cô giáo chủ nhiệm đã tuyên bố sẽ mời công an đến để điều tra. Tôi rất lo cho Quỳnh. Nhưng nhìn bộ dạng rất bình thản của Quỳnh, tôi lại hoài nghi không biết chuyện này có phải do Quỳnh làm hay không nữa.
Chat room
Kiều Kiều nên suy nghĩ đến những điều mà Tịnh nói. Lương thiện không phải là sự tha thứ bừa bãi và cả nể quá mức. Nếu như mọi người thật sự muốn tốt cho Quỳnh, tốt nhất nên kéo bạn ấy lại từ hai năm về trước, khi bạn ấy còn chưa đi quá xa chứ không phải khoanh tay đứng nhìn và có tâm trạng nghi kị như vậy. Tật ăn cắp vặt cũng dễ gây nghiện như thuốc lá. Nếu có lần đầu tiên cũng có thể có lần thứ hai, lần thứ ba xảy ra, thậm chí lần sau còn nghiêm trọng hơn lần trước. Đáng tiếc là Kiều Kiều và các bạn đã không sớm nhận ra điều này. Việc duy nhất mà Kiều Kiều có thể làm bây giờ là tìm Quỳnh và nói chuyện. Nếu như chuyện này đúng là do Quỳnh làm thì tốt nhất nên thuyết phục bạn ấy có thái độ thành khẩn nhận lỗi, có như vậy mới được xử nhẹ tội!
Tề Tề, nữ, mười bảy tuổi, học sinh cấp ba
Không biết có phải là tôi càng ngày càng ham chơi hay không mà kết quả học tập của tôi đang sa sút nghiêm trọng. Giờ cứ nghĩ đến học hành là tôi lại cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không vui, tôi nghi mình đã bị mắc chứng “chán học”. Thực ra tôi là một người rất lạc quan, nghĩ thoáng, nhưng hiện thực quá khắc nghiệt, cạnh tranh quá khốc liệt, khiến cho một đứa con gái mười bảy tuổi như tôi không sao có thể chịu đựng được sức ép nặng nề này.
Học kì một năm lớp mười nhanh chóng kết thúc, kết quả thi học kì của tôi tồi tệ chưa từng thấy. Bố mẹ tôi bất kể ngày đêm đều ra sức mở “chiến dịch” vận động tôi học hành, phân tích nguyên nhân sự việc cho tôi. Nhưng bố mẹ có nói nhiều đến đâu đi chăng nữa thì cũng chẳng có tác dụng gì đối với tôi. Mặc dù bố mẹ đã phân tích rất nhiều, nào là do tôi thiếu ý chí, ham chơi, tích cách trẻ con, không thấy sốt ruột, không hiểu chuyện… Thậm chí mẹ tôi còn không chút nề hà thuật lại quá khứ của tôi: “Lúc học tiểu học, con là một trong những học sinh học giỏi nhất lớp. Mỗi lần đi họp phụ huynh, mẹ cảm thấy vô cùng tự hào. Về sau lên cấp hai, con mải chơi hơn, lại hâm mộ các ngôi sao này nọ, nhưng thành tích học tập vẫn tương đối tốt, được xếp thứ hai mươi trong số sáu trăm sáu mươi học sinh toàn trường. Thế nhưng lên cấp ba, không hiểu có chuyện gì mà con lại xếp ở vị trí thứ một trăm hai mươi thô, có đến hơn một trăm người vượt qua con rồi đó. Bố mẹ lúc nào cũng nhắc nhở con phải dồn hết sức để học tập. Nhưng con thì giỏi rồi, càng ngày càng không biết điều. Nhìn con bây giờ mà xem, liệu ba năm tới có thể thi đỗ đại học được không? Nếu mà không thi đỗ đại học…”
Tai tôi như ù đi. Không nhịn được nữa, tôi nói thay mẹ: “Nếu không thi đỗ đại học, bố mẹ sẽ bỏ tiền cho con học đại học dân lập hoặc cao đẳng. Nhưng trong nhà làm gì có nhiều tiền như vậy? Chính vì thế con chỉ có một đường duy nhất đó là thi vào một trường đại học có tiếng. Hết rồi chứ ạ?”.
Mẹ tôi tức giận đến nỗi không nói được lời nào nữa. Tôi cũng cảm thấy đôi chút áy náy, bèn nhẹ nhàng nói với bố mẹ: “Thực ra, không phải vì con kiêu căng mà là vì con ham chơi. Con biết rất rõ nhược điểm của mình. Con mới chỉ dốc một chút sức lực cho học tập mà thôi!”
Bố tôi nghe xong, gật đầu lia lịa, chắc bố nghĩ rằng tôi đã có ý hối hận. Thế nhưng, tôi lại tiếp tục. Mặc dù biết nói như vậy sẽ làm cho bố mẹ thất vọng, nhưng tôi vẫn phải nói: “Những thói ham chơi của con đã có từ bé. Chỉ tại bố mẹ không uốn nắn con từ nhỏ, bây giờ mới bắt con thay đổi, cũng không phải là chuyện dễ!”.
Bố tôi quả nhiên vô cùng tức giận, định đánh cho tôi một trận. “Giỏi lắm, thế hóa ra là lỗi của bố với mẹ đấy!” May thay mẹ tôi kịp ngăn bố lại. Tôi khóa cửa phòng lại, giở sách vở ra học với thái độ hối cải. Thế nhưng không được bao lâu sự chú ý của tôi lại chuyển sang mấy cuốn tạp chí trên giá sách.
Ba năm trước, tôi đọc được một bài viết giới thiệu về giáo dục tố chất ở trên báo. Tôi cảm thấy vô cùng phấn khởi, nghĩ rằng tác giả nói đúng với những gì tôi nghĩ. Thế nhưng, trường tôi vẫn sử dụng phương pháp giáo dục thi cử như vậy, cả ngày bắt chúng tôi phải ghi nhớ với học thuộc lòng. Cô giáo nói, hình thức thi đại học vẫn còn tồn tại, nếu chúng tôi không tìm cách mà học ôn thì sẽ phải chịu thiệt thòi. Hiện thực tàn khốc này khiến cho chúng tôi ai nấy đều cảm thấy rất buồn phiền.
Nói đến chuyện ham chơi của tôi, bạn đừng nghĩ rằng: đức con gái này cả ngày chẳng chịu học hành gì, phải chăng là đang yêu anh chàng nào đó rồi? Có phải suốt ngày đọc tiểu thuyết tình yêu không? Nếu quả thật bạn nghĩ như vậy thì chắc chắn tôi phải la lớn để kêu oan thôi! Tính ham chơi của tôi chỉ là trao đổi thư từ với bạn bè, đọc tạp chí, tán gẫu, xem ti vi… Tôi cảm thấy “chơi” như vậy có thể học hỏi được rất nhiều điều, thậm chí còn có tác dụng nhất định đối với việc học hành của tôi. Đương nhiên, tôi thừa nhận bản thân mình vẫn chưa duy trì được mức độ “ham chơi” phù hợp.
Bây giờ, tôi cảm thấy chuyện học hành, bài vở vô cùng nặng nề. những lúc không vui, tôi liền chơi dương cầm, đàn đến khi chán không chịu được nữa phải chạy ra ngoài hét lớn mới thôi. Tôi mong muốn có được một phép thuật khiến cho tôi tập trung học tập, khiến cho tôi không còn chán những con số toán học, các công thức vật lí và cả những phương trình phản ứng hóa học phức tạp đó nữa. Trong khi tôi rất ghét học môn ngữ văn, thì điều kì lạ là kết quả môn ngữ văn của tôi lại rất tốt, đặc biệt là môn viết văn.
Chat room
Có rất nhiều học sinh trung học nói với tôi rằng, họ ghét học, sợ học và muốn trốn tránh việc học. Tôi cũng là người từng phải “chiến đấu” gian khổ trong kì thi đại học, sao lại không hiểu được cảm nhận của các bạn hiện giờ chứ? Tôi cũng biết trong thi cử bây giờ có rất nhiều tệ nạn, và chúng ta đều là những người phải chịu sức ảnh hưởng của nó. Nhưng cứ thử nghĩ mà xem, thi đỗ đại học đồng nghĩa với việc được bước lên một bậc thềm mới, cao hơn và tự do hơn. Hơn nữa, chỉ dựa vào sức của bạn thì làm sao có thể thay đổi được cả hệ thống thi cử, giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, chúng ta vẫn phải chiến đấu hết mình trong “trận chiến” thi cử này!
Có người từng nói rằng: phương pháp giáo dục thi cử còn tồn tại rất nhiều tệ nạn, nhưng con người lại không thể thay đổi nó trong một sớm một chiều. Vậy thì tại sao không tận dụng những “tệ nạn” này? Một chuyên gia nghiên cứu chuyện thi cử người Nhật Bản đã phát hiện ra rằng thực chất của hình thức ôn thi đại học (có thể thấy hình thức ôn thi đại học này tồn tại khắp các nước trên thế giới) chính là một hình thức dạy học sinh học thuộc lòng. Nhưng phải chăng điều này đã đưa ra gợi ý cho những người có ý chí?
Bản thân tôi cũng bắt đầu học tập nghiêm túc kể từ khi vào đại học. Lúc này tôi mới phát hiện ra rằng, học hành hoàn toàn không phải là chuyện khổ sở, ngược lại còn mang lại cho chúng ta rất nhiều niềm vui. Nhớ lại chuyện ngày xưa, thi cử mặc dù không giúp cho chúng ta nhận ra được niềm vui trong quá trình tìm hiểu tri thức, nhưng lại giúp chúng ta rèn luyện “hứng thú”. Mà đã là rèn luyện thì làm gì có chuyện dễ dàng? Hơn nữa, nếu như ban đầu không nghiêm túc rèn luyện, thì sau này sẽ không có cái gọi là học tập tự chủ, tự do nữa.
Tôi nghĩ điều cần thiết nhất cho Tề Tề hiện nay là tìm cho mình một con đường thích nghi với việc thi cử này, rồi từ từ bước vào quá trình rèn luyện thật nghiêm túc. Về sau (khi đã đỗ đại học), hãy nhanh chóng thoát ra khỏi cái vòng xoáy của việc thi cử để có thể tự do với bầu trời của riêng mình. Đây chưa chắc đã là con đường đúng đắn nhất dành cho bạn, nhưng nó lại là con đường khả dĩ nhất cho vấn đề trước mắt.
CÓ NÊN THA THỨ CHO KẺ CẮP
Kiều Kiều, nữ, mười tám tuổi, sinh viên trung cấp
Mùa thu ba năm về trước, tôi cầm tờ giấy báo trúng tuyển trung cấp tìm đến nơi này. Sau khi đến báo danh, thầy giáo phân tôi về phòng 201 trong kí túc xá. Khi tôi đang căng thẳng với cảm giác lạ lẫm, đẩy nhẹ cánh cửa bước vào phòng 201 thì một bạn nữ có đôi mắt to rất nhiệt tình chạy đến hỏi han tôi, giúp tôi sắp xếp giường chiếu, còn dạy tôi cách mắc màn nữa. Sự nhiệt tình cùng với đôi mắt to tròn long lanh của bạn ấy đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc. Bạn ấy tên là Quỳnh, người đầu tiên đến phòng tôi.
Về sau, phòng tôi có thêm Nhu, Hương, Toàn và cả Tịnh nữa. chúng tôi đều mười sáu tuổi, đến từ các vùng miền khác nhau, thế nên Nhu bèn đề nghị đặt biệt danh chị cả, chị hai, chị ba, chị tư, chị năm và em út theo ngày sinh. Quỳnh, cô bé có đôi mắt to tròn là em út của chúng tôi. Quỳnh có giọng nói ngọt ngào, rất được lòng của năm “chị gái” trong phòng. Chúng tôi đều đặt biệt danh là “em Mật”.
Sáu chị em chúng tôi có tính cách khá giống nhau. Tôi viết thư về nhà báo cáo tình hình ở đây với bố mẹ. Biết được tình hình, bố mẹ tôi cũng bớt lo lắng. Bố nói với tôi: “Tục ngữ có câu, tu mười năm trời mới tìm được người cùng thuyền. Con có thể sống hòa thuận với các bạn cùng phòng, đó cũng là duyên phận. Con phải biết trân trọng và học cách nhường nhịn…”
Lúc ngồi tán gẫu với nhau, chúng tôi thi nhau kể chuyện về gia đình, bạn thân, những chuyện ngày xưa, thậm chí còn kể cả người yêu đầu của mình cho nhau nghe. Trừ chị Hương ra, tất cả chúng tôi đều đến từ các huyện lị, thành phố. Hương nói, mặc dù ở nông thôn nhưng nhà Hương rất khá giả, có nhà cao cửa rộng, trong nhà có đầy đủ tiện nghi. Tôi có cảm giác, mặc dù mọi người đối xử với nhau rất chân thành nhưng ai cũng tỏ ra sĩ diện, toàn nói tốt về gia đình mình. Tôi cũng không phải là ngoại lệ. Ví dụ như: mẹ tôi chỉ là một nhân viên trong đội tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, nhưng tôi lại nói rằng mẹ tôi là bác sĩ; còn bố tôi, gần nửa đời người làm trong Sở trưởng tài chính ở quê, gần đây khó khăn lắm mới nhờ được người điều về làm hiệu phó một trường trong huyện, nhưng tôi lại nói rằng bố mình làm hiệu trưởng. Mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ tôi: “Oa, nhà cậu là gia đình trí thức đấy!”. Tôi nghe xong cười thầm trong bụng: gia đình mình làm sao mà là gia đình trí thức được cơ chứ!
Tịnh là một người nhanh mồm nhanh miệng, tính cách hoàn toàn khác so với cái tên của mình. Tịnh liên tục hỏi Quỳnh: “Bố cậu làm nghề gì?”. Quỳnh nhẹ nhàng đáp: “Bố tớ qua đời rồi!”. Nghe vậy, cả lũ đều ngồi thừ ra. Kể từ đó, mọi người đối xử với Quỳnh tốt hơn.
Hằng ngày, chúng tôi tán gẫu hết chuyện này đến chuyện khác. Chủ đề được nói đến nhiều nhất vẫn là quần áo. Cứ rảnh rỗi là mọi người lại ngồi bàn nhau: “Cái áo này của cậu đẹp đấy!”, “Cái quần này không đẹp lắm!”, “Cái này lỗi mốt rồi!”… Tôi phát hiện ra rằng quần áo của Quỳnh không nhiều như chúng tôi. Bạn ấy không giống như chúng tôi, mỗi ngày thay một bộ quần áo, sặc sỡ như một con công. Quỳnh giải thích rằng mẹ bạn ấy rất nghiêm khắc, không muốn bạn ấy mất nhiều thời gian vào việc quần áo, mỹ phẩm, thế nên bạn ấy chỉ đem theo vài bộ quần áo. Quỳnh nói mẹ bạn ấy là trưởng khoa.
Không lâu sau, tôi phát hiện ra mình hay bị mất đồ đạc. Hôm thì mất một cuộn len, hôm thì mất một ít tiền trong ví. Sau khi loại trừ khả năng trộm cắp từ bên ngoài lẻn vào, mọi người đều nghi ngờ kẻ ăn trộm là người trong phòng. Nhưng rốt cuộc thì người đó là ai? Người đáng nghi nhất là Hương, bởi vì chỉ có gia đình Hương là nông dân. Trong quan niệm của chúng tôi, chỉ có người xuất thân trong các gia đình nông dân mới dễ sinh thói trộm cắp vặt. Mấy đứa chúng tôi đều xuất thân trong gia đình trí thức, khả năng trở thành trộm cắp rất nhỏ.
Mọi người dần dần xa lánh Hương, bầu không khí vui vẻ như những ngày nào giờ đã không còn, thay vào đó là sự căng thẳng, một không khí bất an bao trùm lấy tâm trạng của mọi người trong phòng. Mọi người trong phòng đều trở thành các chuyên gia “cất giấu” đồ đạc. Bất cứ thứ gì, chỉ cần có chút giá trị là mọi người đều bỏ ngay vào tủ hoặc ngăn kéo của mình cất đi.
Nếu như không phải mẹ Quỳnh đột ngột đến tìm bạn ấy thì chúng tôi chẳng hề nghi ngờ người có mẹ là trưởng khoa lại như vậy. Hôm đó, Quỳnh đến chỗ người bạn đồng hương chơi. Bỗng nhiên có một người phụ nữ ăn mặc quê mùa, mặt đầy nếp nhăn đến gõ cửa phòng chúng tôi, nói muốn tìm Quỳnh. Khuôn mặt của người phụ nữ này có nét hơi giống Quỳnh. Chúng tôi cho một người đi gọi Quỳnh, những đứa khác nhiệt tình tiếp đón. Chúng tôi đều cho rằng đó là một người họ hàng thân của Quỳnh từ xa ghé thăm, thế nhưng người phụ nữ ấy nói bà là mẹ của Quỳnh. Mẹ của Quỳnh không chỉ ăn mặc quê mùa, mà cách nói chuyện cũng cho thấy là người ít học, ăn nói hơi thô lỗ. Chúng tôi không dám tin đây lại là một vị trưởng khoa. Tôi bèn cẩn thận hỏi dò: “Bác ơi, bác công tác ở đơn vị nào ạ?”. Mẹ Quỳnh nói: “Tôi bán hoa quả rong trên đường. Từ ngày lão già nhà tôi qua đời, tôi chẳng nhận được một đồng lương nào hết!”. Lúc này, mọi người mới tá hỏa, phát hiện ra rằng bấy lâu nay Quỳnh đã nói dối mọi người trong phòng.
Chẳng mấy chốc, Quỳnh hấp tấp quay về, nhìn thấy mẹ mình ngồi trong phòng, Quỳnh đờ người ra: “Mẹ đến đây làm gì?”. Mẹ Quỳnh tỏ ra rất hung dữ với bạn ấy: “Sao? Mày không hoan nghênh tao à? Sợ tao làm mất mặt à?...” Rồi mẹ Quỳnh liền nói một câu rất tục tĩu. Mặt Quỳnh đỏ như gấc, bạn ấy vô cùng xấu hổ và ngại ngùng. Chúng tôi rất thông cảm cho Quỳnh, liền tìm cách dàn hòa cho hai mẹ con bạn ấy.
Sau khi mẹ Quỳnh về, bạn ấy trở nên trầm ngâm, không nói năng gì cả. Chúng tôi không tiện khuyên nhủ bạn ấy ngay trước mặt, chỉ dám bàn tán vài câu sau lưng thôi. Có một lần, bỗng có người nhớ đến chuyện trước đây, nói: “Liệu có phải là do Quỳnh làm không nhỉ?”. Mọi người nghe xong đều cảm thấy có chút hoài nghi. Ai cũng muốn gỡ cái nút thắt này nhưng không biết phải làm thế nào. Không lâu sau, cơ hội đến. Quỳnh đang định lấy quần áo trong hòm ra thì bỗng nhiên ở tầng dưới có người gọi bạn ấy xuống nghe điện thoại. Quỳnh vội vàng chạy đi quên không khóa hòm lại. Mọi người không hẹn mà cùng chạy đến kiểm tra cái hòm của Quỳnh. Không sai chút nào, dưới đáy hòm của Quỳnh là những món đồ mà chúng tôi bị mất.
“Làm sao bây giờ?”, mọi người quay ra hỏi chị cả là tôi. Tôi nhớ đến lời dặn của bố, liền nói với mọi người: “Đừng làm to chuyện, giữ cho Quỳnh chút thể diện, được không?”. Mọi người trong phòng đều đồng ý với ý kiến đó, bởi vì đã khá lâu rồi trong phòng không ai còn bị mất đồ nữa. Lúc Quỳnh quay về phòng, nhìn thấy bóng dáng của Quỳnh, tôi cảm thấy thương cảm nhiều hơn là thù ghét.
Thời gian dần dần trôi đi, sáu chị em chúng tôi vẫn sống với nhau rất hòa thuận. Chỉ còn nửa năm nữa là tốt nghiệp rồi, các bạn trong lớp đều trở nên đa sầu đa cảm. Bởi vì ai cũng thấy tương lai trước mắt mình sao quá mù mịt và chỉ nửa năm nữa thôi là ai hải đường ai nấy đi rồi. Đúng lúc này trong kí túc xảy ra chuyện. Sau khi nhận tiền trợ cấp học tập của cả lớp về, Tịnh chưa kịp phát cho mọi người thì bỗng nhiên số tiền đó không cánh mà bay. Tịnh khóc lóc nói với tôi: “Chị cả, đều tại chị cả đấy! Hai năm trước tại sao chị lại tha thứ cho nó cơ chứ!”. Tôi không biết phải nói với Tịnh như thế nào. Tôi đành nghĩ đến Quỳnh, nhớ đến sự nhiệt tình mà bạn ấy dành cho tô trong ngày đầu tiên tôi đến kí túc, nhớ lại sự căng thẳng và bối rối của bạn ấy trước mặt mẹ mình. Tôi cảm thấy thương Quỳnh, không muốn để Quỳnh bị tổn thương.
Cô giáo chủ nhiệm đã tuyên bố sẽ mời công an đến để điều tra. Tôi rất lo cho Quỳnh. Nhưng nhìn bộ dạng rất bình thản của Quỳnh, tôi lại hoài nghi không biết chuyện này có phải do Quỳnh làm hay không nữa.
Chat room
Kiều Kiều nên suy nghĩ đến những điều mà Tịnh nói. Lương thiện không phải là sự tha thứ bừa bãi và cả nể quá mức. Nếu như mọi người thật sự muốn tốt cho Quỳnh, tốt nhất nên kéo bạn ấy lại từ hai năm về trước, khi bạn ấy còn chưa đi quá xa chứ không phải khoanh tay đứng nhìn và có tâm trạng nghi kị như vậy. Tật ăn cắp vặt cũng dễ gây nghiện như thuốc lá. Nếu có lần đầu tiên cũng có thể có lần thứ hai, lần thứ ba xảy ra, thậm chí lần sau còn nghiêm trọng hơn lần trước. Đáng tiếc là Kiều Kiều và các bạn đã không sớm nhận ra điều này. Việc duy nhất mà Kiều Kiều có thể làm bây giờ là tìm Quỳnh và nói chuyện. Nếu như chuyện này đúng là do Quỳnh làm thì tốt nhất nên thuyết phục bạn ấy có thái độ thành khẩn nhận lỗi, có như vậy mới được xử nhẹ tội!