Xin Hãy Thương Con
Điệp Nhi, nữ, mười chín tuổi, học sinh lớp mười hai.
Năm nay tôi mười chín tuổi, đang học lớp mười hai. Đáng lẽ phải chuyên tâm vào học, nhưng do gia đình xảy ra chuyện nên tôi không sao tập trung học được. Tôi rất khổ tâm! Ngày nào tôi cũng mang trong mình một tâm trạng nặng nề mà chỉ biết khóc thầm vì tôi không có người bạn thân nào để chia sẻ cả.
Ngay từ khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi đã thường xuyên cãi nhau. Đến năm tôi học lớp tám, tình hình càng nghiêm trọng hơn. Bố thường đi qua đêm không về nhà. Nghe mẹ nói, bố có người khác ở bên ngoài. Tôi sợ lắm, nhưng không phải sợ bố sẽ về nhà, mà ngược lại, tôi luôn hy vọng bố sẽ quay về. Tôi sợ là bố mẹ gặp nhau sẽ lại cãi nhau. Không chỉ cãi nhau, thậm chí bố mẹ tôi còn đánh nhau nữa. Mỗi lần bố mẹ cãi nhau, đánh nhau thì người khổ sở nhất luôn là tôi. Bởi vì thấy bố mẹ đánh nhau, tôi thường xông vào can, thế nên hay bị ăn đòn oan. Có lần bố mẹ đánh nhau xong rồi bố lao ra khỏi nhà, bỏ mặc mẹ với cơn giận dữ còn chưa nguôi ngoai. Thế là bao nhiêu tức giận, mẹ trút hết lên đầu tôi. Cứ như vậy, một lần, hai lần, một năm, hai năm... tôi không thể chịu đựng nổi nữa! Năm ngoái, bố mẹ tôi đưa nhau ra tòa ly hôn. Nói thật lòng, mặc dù rất buồn nhưng tôi cũng có phần cảm thấy vui mừng, vì ít nhất từ đây mình có thể sống những ngày tháng yên bình. Tôi quyết định ở với mẹ, mẹ cũng không hề phản đối.
Cứ nghĩ ở với mẹ, tôi sẽ được hạnh phúc, nào ngờ, bây giờ thái độ của mẹ đối với tôi còn dữ dằn hơn trước. Ngày nào mẹ cũng mắng tôi, thỉnh thoảng còn đánh tôi nữa. Mẹ thường xuyên bắt tôi đi đòi tiền bố, nếu bố không có nhà thì mẹ lại bắt tôi tìm vợ bố để đòi tiền. Mẹ nói, tiền của bố đều rơi vào tay “mụ đàn bà” đó hết. Mỗi lần đi tìm bố, da mặt tôi như dày lên cả tấc. Tôi phải lấy hết dũng khí mới có thể mở miệng xin tiền bố được. Bố đối xử với tôi rất lạnh nhạt, thỉnh thoảng lắm mới hỏi han được dăm ba câu về chuyện học hành của tôi, nhưng thường là vào những lúc tâm trạng bố thoải mái. Nếu như tôi tay không từ chỗ bố trở về nhà, chắc chắn mẹ sẽ đánh mắng tôi không thương tiếc. Điều làm tôi mất mặt và cảm thấy bị giày vò nhất chính là người đàn bà kia. Cứ nhìn thấy tôi là cô ta nói những lời đay nghiến rất khó nghe. Trước mặt cô ta, bố tôi tỏ ra rất dữ dằn với tôi, thậm chí có vài lần còn cố đẩy tôi ra khỏi cửa. Người đàn bà đó thấy vậy thì tỏ ra rất khoái chí.
Tôi sống mà không có một chút tự tôn nào. Chính bố mẹ tôi đa cướp mất tất cả sự tự tôn của tôi. Nhưng điều đáng buồn là tôi vẫn phải sống tiếp chỉ vì mẹ!
Tôi sống như một đứa trẻ mồ côi, không ai quan tâm, không ai thương xót. Bà nội đối xử với tôi còn tốt hơn một chút. Mặc dù không hẳn là yêu thương tôi, nhưng ít ra bà không hề dữ dằn với tôi. Trước mặt mọi người, bà thường mắng bố mẹ tôi không có chút tình người, làm khổ con cái. Mỗi lần nghe bà nói những lời này, tôi lại không cầm được nước mắt. Hôm mừng thọ bà bảy mươi tuổi, cô tôi gọi điện thoại đến thông báo cho tôi. Lúc đó mẹ tôi nhấc máy. Ban đầu mẹ không cho tôi đi, mẹ thường không tán thành việc tôi qua lại với đằng nội. Có một lần, tôi sang thăm bà nội, không may bị mẹ biết được, mẹ liền véo tai tôi đến chảy máu. Thế nhưng sau đó mẹ lại đột nhiên thay đổi thái độ. Mẹ nói, thế nào bố tôi và người đàn bà kia cũng đến, thế nên nhất định bắt tôi phải đi, mục đích là để “trêu tức mụ đàn bà kia”.
Hôm đó có rất nhiều người đến dự. Tôi ngồi im trong một góc, nhìn mấy đứa em họ làm nũng bố mẹ. Trái tim tôi như rỉ máu. Cô tôi nhẹ nhàng đến bên tôi và bảo tôi chuẩn bị một câu chúc để nói lúc bà đến. Nói xong, cô còn vỗ vỗ vào vai tôi. Lúc đó, tự nhiên tôi thấy toàn thân mình run rẩy, hai má nóng bừng như đang lên cơn sốt vậy. Cùng lúc đó, tôi lại nhìn thấy cảnh tượng mà tôi thất vọng nhất: Bố tôi cùng người phụ nữ kia bước vào. Hôm nay tâm trạng bố khá tốt. Bố ngồi xuống bên tôi, còn với tay lấy cho tôi một lon nước ngọt. Nhưng người phụ nữ kia tỏ ra không hài lòng, cố tình bắt bố ngồi chỗ khác. Cô ta không muốn cho hai bố con tôi ngồi cạnh nhau. Cuối cùng tôi phải ngồi cạnh người phụ nữ đáng ghét này!
Có thể là do tôi bị sốt nên đầu óc hơi hồ đồ, tự nhiên trở nên to gan, muốn trả thù người phụ nữ đáng ghét kia. Thế là tôi lén lắc mạnh lon Coca cho đến khi bên trong sủi lên rất nhiều bong bóng khí. Thế rồi, không bỏ lỡ thời cơ, tôi thầm ghé sát vào người cô ta và giật thật mạnh nắp lon nước ngọt. Chỉ nghe thấy một tiếng la lớn (của cô ta), cả mặt mũi, quần áo của tôi và cô ta đều dính nước ngọt. Cô ta tức điên lên, liền đứng bật dậy mắng tôi một trận (trước mặt người thân trong gia đình, cô ta không dám đánh tôi). Bố tôi cũng tức giận mắng tôi, mọi người xung quanh thi nhau quở trách tôi. Cũng may là bọn họ không ai biết rằng tôi cố ý làm vậy. Họ chỉ mắng tôi vì sự ngốc nghếch và vụng về của tôi mà thôi. Mặc dù trò chọc phá của tôi đã thành công, nhưng không hiểu sao tôi không hề cảm thấy vui vẻ chút nào, ngược lại, tâm trạng tôi càng trở nên tồi tệ hơn.
Tệ hơn nữa là mẹ tôi cũng đến bữa tiệc chúc thọ bà nội. Mẹ tôi đến để tìm bố tôi đòi tiền. Sau khi biết tôi vừa gây chuyện xong, mẹ cũng mắng cho tôi một trận. Tôi không hiểu tại sao mẹ lại mắng tôi. Liệu có phải tại bố quở trách mẹ là “ngu xuẩn, khiến cho đứa con gái ở bên cạnh cũng ngu xuẩn theo” hay không? Hay là vì lúc đó tâm trạng của mẹ không tốt nên mới mượn cớ trút lên đầu tôi?
Sau khi về nhà, mẹ lại mắng tôi lần nữa. Mẹ nói tôi là một gánh nặng, làm liên lụy đến mẹ. Tôi cũng chẳng muốn kể cho mẹ nghe đầu đuôi của sự việc nữa, chỉ cảm thấy trong người cực kỳ khó chịu, muốn ngủ một giấc thật dài, tốt nhất là đừng bao giờ tỉnh lại. Tối đó, tôi đã uống rất nhiều thuốc ngủ rồi bỏ ra ngoài. Mãi đến tối muộn, tôi mới cảm thấy sợ hãi. Nhưng tôi lại không muốn quay về nhà, và đột nhiên lại thấy sợ chết. Vì vậy, tôi đã gõ cửa nhà một người bạn. Tôi kể cho bạn ấy nghe đầu đuôi câu chuyện, mọi người trong nhà bạn ấy nghe xong vô cùng hoảng hốt, vội vàng đưa tôi đến bệnh viện. Ở bệnh viện, tôi đã trải qua một cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết. Tôi thật sự rất đau khổ, thật sự quá đau khổ!
Chat room
Ở độ tuổi của Điệp Nhi, rất nhiều bạn nữ còn đang được bao bọc bởi vòng tay yêu thương của bố mẹ, vậy mà Điệp Nhi đã sớm phải chịu đựng bao bão tố của cuộc đời, khiến cho người khác phải thương cảm! Chúng ta vẫn thường ca ngợi tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng và vĩ đại. Tuy nhiên, bố mẹ và tình yêu thương của bố mẹ lại không phải là hai khái niệm đồng nhất. Bố mẹ cũng là con người, bản thân cũng có những nhược điểm khó tránh. Giữa những con người khác nhau đều tồn tại những điểm khác nhau, những người làm cha, làm mẹ cũng vậy. Bố mẹ của Điệp Nhi là những người không giỏi trong việc khắc phục hoàn cảnh khó khăn, lại có tính ích kỷ và rất thô bạo. Tất cả những điều này là do sự thiếu tu dưỡng về văn hóa, cũng có thể là do những khó khăn trong cuộc sống mà họ gặp phải. Thế hệ của bố mẹ bạn bị hạn chế về giáo dục do đất nước lúc đó đang phải trải qua những khó khăn quá lớn; về sau, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, sự nghiệp của họ chắc chắn cũng không được thuận lợi cho lắm. Nếu hiểu được những điều này, có lẽ Điệp Nhi sẽ tha thứ cho những lỗi lầm của bố mẹ.
May mắn thay, lứa tuổi mười chín là lứa tuổi của sự lạc quan. Đây cũng chính là con đường bước vào giai đoạn sống tự lập của bạn. Một con đường rộng lớn, một tương lai sáng lạn đang chờ đón bạn trước mắt. Tất cả mọi thứ bao gồm cả cuộc sống gia đình hạnh phúc thuộc về bạn, chỉ cần không ngừng phấn đấu là bạn có thể đạt được. Những đau đớn trước mắt chỉ là nhất thời, không phải là mãi mãi. Vì vậy nếu như Điệp Nhi vì thế mà tuyệt vọng thì sẽ không phải là một quyết định sáng suốt.
KHI KHÔNG CÒN MẸ
Mạnh Lê, nữ, mười bảy tuổi, đang tìm việc.
Lúc tôi sáu tuổi, vào một ngày mưa gió, một thảm kịch đau đớn nhất trong đời mà tôi sẽ không bao giờ quên được đã xảy ra. Mẹ tôi sảy chân ngã xuống nước và bị dòng nước xiết cướp đi sinh mạng. Hai anh em tôi khóc suốt ngày đòi bố cho gặp mẹ. Bố tôi vừa bận rộn chăm sóc hai anh em, vừa bận đi làm kiếm tiền, ngày nào cũng tối mắt tối mũi. Vì thế, không bao lâu sau, bố gửi anh em tôi đến nhà bà ngoại ở thành phố E.
Ở thành phố E, ngoài nhà bà ngoại còn có nhà dì, nhà cậu mợ. Có lẽ vì thương hai anh em tôi sớm mồ côi mẹ nên mọi người thường dẫn hai anh em tôi đi chơi, còn mua đồ cho chúng tôi nữa. Ban đầu, hai anh em tôi còn thấy nhớ nhà, nhớ đến người mẹ đã qua đời của mình. Nhưng ở thành phố E lâu ngày, coi đó như nhà của mình nên mọi nỗi buồn trong tôi nguôi ngoai dần.
Bố rất ít khi đến thăm hai anh em tôi. Bà ngoại và cậu đều nói bố tôi là người đàn ông vô dụng, mẹ tôi mới mất được nửa năm mà bố đã lấy người đàn bà khác. Người mẹ kế này đã có một đứa con gái riêng, lớn hơn tôi một tuổi, bố bắt tôi gọi con riêng của mẹ kế là chị. Chị ấy trông xinh xắn hơn tôi. Tôi rất ngưỡng mộ chị ấy, vì chị ấy còn có mẹ ở bên cạnh, hơn nữa bây giờ, bố tôi đã trở thành bố của chị ấy rồi. Tôi nhận ra rằng, bố tôi rất yêu quý chị ấy.
Tôi sống ở nhà bà ngoại cho đến năm học lớp tám. Lúc đó, bà đã già yếu nhiều, sức khỏe không còn tốt như trước. Cậu bảo bố tôi đón tôi về nhà. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, anh tôi không học lên nữa mà đến giúp việc trong cửa hàng của một người họ hàng xa. Vì thế anh tôi tiếp tục ở lại nơi này, còn tôi thì trở về cái “nhà” xa lạ đó.
Bố tôi rất bận, thường không về nhà ăn cơm, để tôi ở nhà một mình với mẹ kế và chị, cảm giác rất mất tự nhiên. Thái độ của mẹ kế đối với tôi bình thường, không quan tâm nhưng cũng không mắng mỏ gì tôi cả. Chị tôi năm nay thi hết cấp hai, vì thế mẹ kế dành toàn bộ sự quan tâm cho chị. Hơn nữa, lúc chị thi không tốt, trở về nhà khóc lóc với bố mẹ, bố tôi còn an ủi: “Con gái ngoan, thi không tốt cũng không sao, cho dù có phải bỏ tiền ra bố nhất định lo cho con một tương lai tốt đẹp!”. Mẹ kế nghe xong tỏ ra rất vui mừng, nhưng tôi thì không sao vui nổi. Đúng, có mẹ thật là hạnh phúc. Tôi nhớ những ngày tôi còn có mẹ ở bên cạnh.
Không lâu sau, người nhà thành phố E gửi tin báo: anh trai tôi tham gia một vụ trộm cướp và bị vào tù. Lúc đó, tôi đã hoàn thành kì thi tốt nghiệp cấp hai, nhưng kết quả thi không được tốt lắm, nguyên nhân cũng là do chuyện của anh tôi đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của tôi. Tôi rất buồn, vì tôi luôn học hành chăm chỉ, kết quả học tập cũng tốt hơn chị.
Sau khi tốt nghiệp cấp hai, tôi đi tìm việc làm, nhưng mãi mà chẳng kiếm được việc gì. Tôi bị cận thị, không thích hợp với nghề cắt tóc hay cắt may. Lúc đó có rất nhiều trường trung cấp dạy nghề nhận tôi vào học, nhưng mẹ kế tôi nói học mấy trường đó ra cũng chẳng có tác dụng gì. Tôi nghe lời mẹ kế, không học mấy trường đó, nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi lại thấy thật hối hận! Trước đây đã từng có rất nhiều học sinh đến học ở các trường dạy nghề đó. Tôi thật không hiểu nổi tại sao bố mẹ họ lại đồng ý cho con em họ học ở các trường dạy nghề? Còn nữa, tại sao chị tôi có thể học lên cấp ba (bố tôi đã nộp mất mấy nghìn tệ) còn tôi thì không, trong khi kiến thức cơ bản của tôi lại tốt hơn chị. Bố tôi lại không phải là một người đàn ông có chính kiến, tôi phải làm sao đây?
Thực ra, tôi cũng biết mẹ kế đối với tôi như vậy có thể coi là không bạc. Cả ngày tôi ăn không ngồi rồi, mẹ kế không hề làm phiền tôi, còn tích cực động viên tôi đi tìm việc. Tôi cũng rất mừng có thể sống hòa thuận như người một nhà với mẹ kế, thế nên tôi cũng cố gắng tiếp cận và tâm sự với mẹ kế. Mỗi lần mẹ kế mua thứ gì đó cho tôi, tôi không kén chọn, hơn nữa đều khen đồ đẹp. Thế nhưng tôi luôn cảm thấy giữa tôi và mẹ kế có một hố sâu không sao vượt qua được. Mỗi lần nhìn thấy chị ở bên mẹ, nhìn chị làm nũng mẹ, trong lòng tôi lại cảm thấy vô cùng xót xa, nước mắt chỉ trực trào ra. Trái tim tôi thường thổn thức. Tôi đã mất đi người mẹ thân yêu của mình mười một năm rồi, hình ảnh tôi nũng nịu trong vòng tay ấm áp của mẹ như đã chìm sâu vào quá khứ...
Mặc dù tôi và chị chỉ cách nhau có một tuổi, nhưng tính cách và chí hướng của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Chị ấy là một người hiện đại, mặc quần áo đúng mốt, hâm mộ các minh tinh màn bạc, hay nghe nhạc, nói chuyện về các ca sĩ nổi tiếng... Tôi không sao nói chuyện với chị được.
Bây giờ, tôi muốn học thêm về vi tính, không biết bố mẹ tôi có đồng ý không. Tôi không dám đưa ra đề nghị này. Tôi có cảm giác trong cái nhà này không hề có không gian của riêng mình, nhà bà ngoại mới là “bến đỗ” tránh mưa bão của cuộc đời tôi. Tiếc là tôi không thể trú ẩn ở đó mãi được. Tôi rất khổ tâm, đã nhiều lần tôi nghĩ đến việc tự sát. Thế nhưng, chuyện của anh trai đã khiến cho mọi người trong gia đình đau lòng lắm rồi, tôi không nỡ nhẫn tấm cứa sâu thêm vào vết thương đó! Tôi phải làm gì để đối mặt với cuộc sống hiện nay đây.
Chat room
Chỉ cần Thượng Đế ban cho chúng ta một sinh mệnh thì mỗi người đều có quyền sống trên đời, cũng giống như một ngọn cỏ non có thể tự do vươn mình dưới ánh sáng mặt trời; nếu chẳng may bị rơi vào vách đá hay khe núi, ngọn cỏ đó vẫn có quyền tồn tại, dù nó sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Thế nhưng, những ngọn cỏ sống trong môi trường càng khắc nghiệt lại càng có khả năng thích nghi với môi trường cao và có một sức sống cực kỳ mãnh liệt. Đây chính là phép biện chứng của cuộc sống. Được và mất đã thay thế luân phiên nhau như vậy đấy. Chính vì thế, đừng bao giờ để những khó khăn trước mắt làm cho mình gục ngã.
Tôi tin rằng bố mẹ của Mạnh Lê cũng rất mong con gái mình sớm có được bản lĩnh tự lập, sớm tìm được công việc để mưu sinh. Nếu như có ý định đi học, Mạnh Lê nên tâm sự thẳng thắn với bố mẹ để cùng nhau bàn bạc, thảo luận. Chính bởi vì lo bố mẹ không để ý đến mình, nên bạn cần phải học cách thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng của bản thân, mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình. Đây cũng chính là cách để mưu sinh đấy, Mạnh Lê ạ!
Ngoài ra, khi bị cảm giác cô đơn và buồn phiền vây quanh, bạn nên học cách “loại bỏ phiền muộn”. Cho dù là người anh trai phiền phức của bạn, hay bố mẹ, người chị khó nói chuyện thì họ cũng đều không ảnh hưởng quá lớn đến bạn, bạn không nên buồn phiền vì họ. Nếu làm được như vậy thì tất cả muộn phiền sẽ giống như một đám mây vụt qua trước mắt. Sống lạc quan, không ngừng phấn đấu, đó mới là điều quan trọng nhất đối với bạn lúc này!
Điệp Nhi, nữ, mười chín tuổi, học sinh lớp mười hai.
Năm nay tôi mười chín tuổi, đang học lớp mười hai. Đáng lẽ phải chuyên tâm vào học, nhưng do gia đình xảy ra chuyện nên tôi không sao tập trung học được. Tôi rất khổ tâm! Ngày nào tôi cũng mang trong mình một tâm trạng nặng nề mà chỉ biết khóc thầm vì tôi không có người bạn thân nào để chia sẻ cả.
Ngay từ khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi đã thường xuyên cãi nhau. Đến năm tôi học lớp tám, tình hình càng nghiêm trọng hơn. Bố thường đi qua đêm không về nhà. Nghe mẹ nói, bố có người khác ở bên ngoài. Tôi sợ lắm, nhưng không phải sợ bố sẽ về nhà, mà ngược lại, tôi luôn hy vọng bố sẽ quay về. Tôi sợ là bố mẹ gặp nhau sẽ lại cãi nhau. Không chỉ cãi nhau, thậm chí bố mẹ tôi còn đánh nhau nữa. Mỗi lần bố mẹ cãi nhau, đánh nhau thì người khổ sở nhất luôn là tôi. Bởi vì thấy bố mẹ đánh nhau, tôi thường xông vào can, thế nên hay bị ăn đòn oan. Có lần bố mẹ đánh nhau xong rồi bố lao ra khỏi nhà, bỏ mặc mẹ với cơn giận dữ còn chưa nguôi ngoai. Thế là bao nhiêu tức giận, mẹ trút hết lên đầu tôi. Cứ như vậy, một lần, hai lần, một năm, hai năm... tôi không thể chịu đựng nổi nữa! Năm ngoái, bố mẹ tôi đưa nhau ra tòa ly hôn. Nói thật lòng, mặc dù rất buồn nhưng tôi cũng có phần cảm thấy vui mừng, vì ít nhất từ đây mình có thể sống những ngày tháng yên bình. Tôi quyết định ở với mẹ, mẹ cũng không hề phản đối.
Cứ nghĩ ở với mẹ, tôi sẽ được hạnh phúc, nào ngờ, bây giờ thái độ của mẹ đối với tôi còn dữ dằn hơn trước. Ngày nào mẹ cũng mắng tôi, thỉnh thoảng còn đánh tôi nữa. Mẹ thường xuyên bắt tôi đi đòi tiền bố, nếu bố không có nhà thì mẹ lại bắt tôi tìm vợ bố để đòi tiền. Mẹ nói, tiền của bố đều rơi vào tay “mụ đàn bà” đó hết. Mỗi lần đi tìm bố, da mặt tôi như dày lên cả tấc. Tôi phải lấy hết dũng khí mới có thể mở miệng xin tiền bố được. Bố đối xử với tôi rất lạnh nhạt, thỉnh thoảng lắm mới hỏi han được dăm ba câu về chuyện học hành của tôi, nhưng thường là vào những lúc tâm trạng bố thoải mái. Nếu như tôi tay không từ chỗ bố trở về nhà, chắc chắn mẹ sẽ đánh mắng tôi không thương tiếc. Điều làm tôi mất mặt và cảm thấy bị giày vò nhất chính là người đàn bà kia. Cứ nhìn thấy tôi là cô ta nói những lời đay nghiến rất khó nghe. Trước mặt cô ta, bố tôi tỏ ra rất dữ dằn với tôi, thậm chí có vài lần còn cố đẩy tôi ra khỏi cửa. Người đàn bà đó thấy vậy thì tỏ ra rất khoái chí.
Tôi sống mà không có một chút tự tôn nào. Chính bố mẹ tôi đa cướp mất tất cả sự tự tôn của tôi. Nhưng điều đáng buồn là tôi vẫn phải sống tiếp chỉ vì mẹ!
Tôi sống như một đứa trẻ mồ côi, không ai quan tâm, không ai thương xót. Bà nội đối xử với tôi còn tốt hơn một chút. Mặc dù không hẳn là yêu thương tôi, nhưng ít ra bà không hề dữ dằn với tôi. Trước mặt mọi người, bà thường mắng bố mẹ tôi không có chút tình người, làm khổ con cái. Mỗi lần nghe bà nói những lời này, tôi lại không cầm được nước mắt. Hôm mừng thọ bà bảy mươi tuổi, cô tôi gọi điện thoại đến thông báo cho tôi. Lúc đó mẹ tôi nhấc máy. Ban đầu mẹ không cho tôi đi, mẹ thường không tán thành việc tôi qua lại với đằng nội. Có một lần, tôi sang thăm bà nội, không may bị mẹ biết được, mẹ liền véo tai tôi đến chảy máu. Thế nhưng sau đó mẹ lại đột nhiên thay đổi thái độ. Mẹ nói, thế nào bố tôi và người đàn bà kia cũng đến, thế nên nhất định bắt tôi phải đi, mục đích là để “trêu tức mụ đàn bà kia”.
Hôm đó có rất nhiều người đến dự. Tôi ngồi im trong một góc, nhìn mấy đứa em họ làm nũng bố mẹ. Trái tim tôi như rỉ máu. Cô tôi nhẹ nhàng đến bên tôi và bảo tôi chuẩn bị một câu chúc để nói lúc bà đến. Nói xong, cô còn vỗ vỗ vào vai tôi. Lúc đó, tự nhiên tôi thấy toàn thân mình run rẩy, hai má nóng bừng như đang lên cơn sốt vậy. Cùng lúc đó, tôi lại nhìn thấy cảnh tượng mà tôi thất vọng nhất: Bố tôi cùng người phụ nữ kia bước vào. Hôm nay tâm trạng bố khá tốt. Bố ngồi xuống bên tôi, còn với tay lấy cho tôi một lon nước ngọt. Nhưng người phụ nữ kia tỏ ra không hài lòng, cố tình bắt bố ngồi chỗ khác. Cô ta không muốn cho hai bố con tôi ngồi cạnh nhau. Cuối cùng tôi phải ngồi cạnh người phụ nữ đáng ghét này!
Có thể là do tôi bị sốt nên đầu óc hơi hồ đồ, tự nhiên trở nên to gan, muốn trả thù người phụ nữ đáng ghét kia. Thế là tôi lén lắc mạnh lon Coca cho đến khi bên trong sủi lên rất nhiều bong bóng khí. Thế rồi, không bỏ lỡ thời cơ, tôi thầm ghé sát vào người cô ta và giật thật mạnh nắp lon nước ngọt. Chỉ nghe thấy một tiếng la lớn (của cô ta), cả mặt mũi, quần áo của tôi và cô ta đều dính nước ngọt. Cô ta tức điên lên, liền đứng bật dậy mắng tôi một trận (trước mặt người thân trong gia đình, cô ta không dám đánh tôi). Bố tôi cũng tức giận mắng tôi, mọi người xung quanh thi nhau quở trách tôi. Cũng may là bọn họ không ai biết rằng tôi cố ý làm vậy. Họ chỉ mắng tôi vì sự ngốc nghếch và vụng về của tôi mà thôi. Mặc dù trò chọc phá của tôi đã thành công, nhưng không hiểu sao tôi không hề cảm thấy vui vẻ chút nào, ngược lại, tâm trạng tôi càng trở nên tồi tệ hơn.
Tệ hơn nữa là mẹ tôi cũng đến bữa tiệc chúc thọ bà nội. Mẹ tôi đến để tìm bố tôi đòi tiền. Sau khi biết tôi vừa gây chuyện xong, mẹ cũng mắng cho tôi một trận. Tôi không hiểu tại sao mẹ lại mắng tôi. Liệu có phải tại bố quở trách mẹ là “ngu xuẩn, khiến cho đứa con gái ở bên cạnh cũng ngu xuẩn theo” hay không? Hay là vì lúc đó tâm trạng của mẹ không tốt nên mới mượn cớ trút lên đầu tôi?
Sau khi về nhà, mẹ lại mắng tôi lần nữa. Mẹ nói tôi là một gánh nặng, làm liên lụy đến mẹ. Tôi cũng chẳng muốn kể cho mẹ nghe đầu đuôi của sự việc nữa, chỉ cảm thấy trong người cực kỳ khó chịu, muốn ngủ một giấc thật dài, tốt nhất là đừng bao giờ tỉnh lại. Tối đó, tôi đã uống rất nhiều thuốc ngủ rồi bỏ ra ngoài. Mãi đến tối muộn, tôi mới cảm thấy sợ hãi. Nhưng tôi lại không muốn quay về nhà, và đột nhiên lại thấy sợ chết. Vì vậy, tôi đã gõ cửa nhà một người bạn. Tôi kể cho bạn ấy nghe đầu đuôi câu chuyện, mọi người trong nhà bạn ấy nghe xong vô cùng hoảng hốt, vội vàng đưa tôi đến bệnh viện. Ở bệnh viện, tôi đã trải qua một cuộc đấu tranh giữa sự sống và cái chết. Tôi thật sự rất đau khổ, thật sự quá đau khổ!
Chat room
Ở độ tuổi của Điệp Nhi, rất nhiều bạn nữ còn đang được bao bọc bởi vòng tay yêu thương của bố mẹ, vậy mà Điệp Nhi đã sớm phải chịu đựng bao bão tố của cuộc đời, khiến cho người khác phải thương cảm! Chúng ta vẫn thường ca ngợi tình cảm gia đình là vô cùng thiêng liêng và vĩ đại. Tuy nhiên, bố mẹ và tình yêu thương của bố mẹ lại không phải là hai khái niệm đồng nhất. Bố mẹ cũng là con người, bản thân cũng có những nhược điểm khó tránh. Giữa những con người khác nhau đều tồn tại những điểm khác nhau, những người làm cha, làm mẹ cũng vậy. Bố mẹ của Điệp Nhi là những người không giỏi trong việc khắc phục hoàn cảnh khó khăn, lại có tính ích kỷ và rất thô bạo. Tất cả những điều này là do sự thiếu tu dưỡng về văn hóa, cũng có thể là do những khó khăn trong cuộc sống mà họ gặp phải. Thế hệ của bố mẹ bạn bị hạn chế về giáo dục do đất nước lúc đó đang phải trải qua những khó khăn quá lớn; về sau, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, sự nghiệp của họ chắc chắn cũng không được thuận lợi cho lắm. Nếu hiểu được những điều này, có lẽ Điệp Nhi sẽ tha thứ cho những lỗi lầm của bố mẹ.
May mắn thay, lứa tuổi mười chín là lứa tuổi của sự lạc quan. Đây cũng chính là con đường bước vào giai đoạn sống tự lập của bạn. Một con đường rộng lớn, một tương lai sáng lạn đang chờ đón bạn trước mắt. Tất cả mọi thứ bao gồm cả cuộc sống gia đình hạnh phúc thuộc về bạn, chỉ cần không ngừng phấn đấu là bạn có thể đạt được. Những đau đớn trước mắt chỉ là nhất thời, không phải là mãi mãi. Vì vậy nếu như Điệp Nhi vì thế mà tuyệt vọng thì sẽ không phải là một quyết định sáng suốt.
KHI KHÔNG CÒN MẸ
Mạnh Lê, nữ, mười bảy tuổi, đang tìm việc.
Lúc tôi sáu tuổi, vào một ngày mưa gió, một thảm kịch đau đớn nhất trong đời mà tôi sẽ không bao giờ quên được đã xảy ra. Mẹ tôi sảy chân ngã xuống nước và bị dòng nước xiết cướp đi sinh mạng. Hai anh em tôi khóc suốt ngày đòi bố cho gặp mẹ. Bố tôi vừa bận rộn chăm sóc hai anh em, vừa bận đi làm kiếm tiền, ngày nào cũng tối mắt tối mũi. Vì thế, không bao lâu sau, bố gửi anh em tôi đến nhà bà ngoại ở thành phố E.
Ở thành phố E, ngoài nhà bà ngoại còn có nhà dì, nhà cậu mợ. Có lẽ vì thương hai anh em tôi sớm mồ côi mẹ nên mọi người thường dẫn hai anh em tôi đi chơi, còn mua đồ cho chúng tôi nữa. Ban đầu, hai anh em tôi còn thấy nhớ nhà, nhớ đến người mẹ đã qua đời của mình. Nhưng ở thành phố E lâu ngày, coi đó như nhà của mình nên mọi nỗi buồn trong tôi nguôi ngoai dần.
Bố rất ít khi đến thăm hai anh em tôi. Bà ngoại và cậu đều nói bố tôi là người đàn ông vô dụng, mẹ tôi mới mất được nửa năm mà bố đã lấy người đàn bà khác. Người mẹ kế này đã có một đứa con gái riêng, lớn hơn tôi một tuổi, bố bắt tôi gọi con riêng của mẹ kế là chị. Chị ấy trông xinh xắn hơn tôi. Tôi rất ngưỡng mộ chị ấy, vì chị ấy còn có mẹ ở bên cạnh, hơn nữa bây giờ, bố tôi đã trở thành bố của chị ấy rồi. Tôi nhận ra rằng, bố tôi rất yêu quý chị ấy.
Tôi sống ở nhà bà ngoại cho đến năm học lớp tám. Lúc đó, bà đã già yếu nhiều, sức khỏe không còn tốt như trước. Cậu bảo bố tôi đón tôi về nhà. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, anh tôi không học lên nữa mà đến giúp việc trong cửa hàng của một người họ hàng xa. Vì thế anh tôi tiếp tục ở lại nơi này, còn tôi thì trở về cái “nhà” xa lạ đó.
Bố tôi rất bận, thường không về nhà ăn cơm, để tôi ở nhà một mình với mẹ kế và chị, cảm giác rất mất tự nhiên. Thái độ của mẹ kế đối với tôi bình thường, không quan tâm nhưng cũng không mắng mỏ gì tôi cả. Chị tôi năm nay thi hết cấp hai, vì thế mẹ kế dành toàn bộ sự quan tâm cho chị. Hơn nữa, lúc chị thi không tốt, trở về nhà khóc lóc với bố mẹ, bố tôi còn an ủi: “Con gái ngoan, thi không tốt cũng không sao, cho dù có phải bỏ tiền ra bố nhất định lo cho con một tương lai tốt đẹp!”. Mẹ kế nghe xong tỏ ra rất vui mừng, nhưng tôi thì không sao vui nổi. Đúng, có mẹ thật là hạnh phúc. Tôi nhớ những ngày tôi còn có mẹ ở bên cạnh.
Không lâu sau, người nhà thành phố E gửi tin báo: anh trai tôi tham gia một vụ trộm cướp và bị vào tù. Lúc đó, tôi đã hoàn thành kì thi tốt nghiệp cấp hai, nhưng kết quả thi không được tốt lắm, nguyên nhân cũng là do chuyện của anh tôi đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng của tôi. Tôi rất buồn, vì tôi luôn học hành chăm chỉ, kết quả học tập cũng tốt hơn chị.
Sau khi tốt nghiệp cấp hai, tôi đi tìm việc làm, nhưng mãi mà chẳng kiếm được việc gì. Tôi bị cận thị, không thích hợp với nghề cắt tóc hay cắt may. Lúc đó có rất nhiều trường trung cấp dạy nghề nhận tôi vào học, nhưng mẹ kế tôi nói học mấy trường đó ra cũng chẳng có tác dụng gì. Tôi nghe lời mẹ kế, không học mấy trường đó, nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi lại thấy thật hối hận! Trước đây đã từng có rất nhiều học sinh đến học ở các trường dạy nghề đó. Tôi thật không hiểu nổi tại sao bố mẹ họ lại đồng ý cho con em họ học ở các trường dạy nghề? Còn nữa, tại sao chị tôi có thể học lên cấp ba (bố tôi đã nộp mất mấy nghìn tệ) còn tôi thì không, trong khi kiến thức cơ bản của tôi lại tốt hơn chị. Bố tôi lại không phải là một người đàn ông có chính kiến, tôi phải làm sao đây?
Thực ra, tôi cũng biết mẹ kế đối với tôi như vậy có thể coi là không bạc. Cả ngày tôi ăn không ngồi rồi, mẹ kế không hề làm phiền tôi, còn tích cực động viên tôi đi tìm việc. Tôi cũng rất mừng có thể sống hòa thuận như người một nhà với mẹ kế, thế nên tôi cũng cố gắng tiếp cận và tâm sự với mẹ kế. Mỗi lần mẹ kế mua thứ gì đó cho tôi, tôi không kén chọn, hơn nữa đều khen đồ đẹp. Thế nhưng tôi luôn cảm thấy giữa tôi và mẹ kế có một hố sâu không sao vượt qua được. Mỗi lần nhìn thấy chị ở bên mẹ, nhìn chị làm nũng mẹ, trong lòng tôi lại cảm thấy vô cùng xót xa, nước mắt chỉ trực trào ra. Trái tim tôi thường thổn thức. Tôi đã mất đi người mẹ thân yêu của mình mười một năm rồi, hình ảnh tôi nũng nịu trong vòng tay ấm áp của mẹ như đã chìm sâu vào quá khứ...
Mặc dù tôi và chị chỉ cách nhau có một tuổi, nhưng tính cách và chí hướng của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Chị ấy là một người hiện đại, mặc quần áo đúng mốt, hâm mộ các minh tinh màn bạc, hay nghe nhạc, nói chuyện về các ca sĩ nổi tiếng... Tôi không sao nói chuyện với chị được.
Bây giờ, tôi muốn học thêm về vi tính, không biết bố mẹ tôi có đồng ý không. Tôi không dám đưa ra đề nghị này. Tôi có cảm giác trong cái nhà này không hề có không gian của riêng mình, nhà bà ngoại mới là “bến đỗ” tránh mưa bão của cuộc đời tôi. Tiếc là tôi không thể trú ẩn ở đó mãi được. Tôi rất khổ tâm, đã nhiều lần tôi nghĩ đến việc tự sát. Thế nhưng, chuyện của anh trai đã khiến cho mọi người trong gia đình đau lòng lắm rồi, tôi không nỡ nhẫn tấm cứa sâu thêm vào vết thương đó! Tôi phải làm gì để đối mặt với cuộc sống hiện nay đây.
Chat room
Chỉ cần Thượng Đế ban cho chúng ta một sinh mệnh thì mỗi người đều có quyền sống trên đời, cũng giống như một ngọn cỏ non có thể tự do vươn mình dưới ánh sáng mặt trời; nếu chẳng may bị rơi vào vách đá hay khe núi, ngọn cỏ đó vẫn có quyền tồn tại, dù nó sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Thế nhưng, những ngọn cỏ sống trong môi trường càng khắc nghiệt lại càng có khả năng thích nghi với môi trường cao và có một sức sống cực kỳ mãnh liệt. Đây chính là phép biện chứng của cuộc sống. Được và mất đã thay thế luân phiên nhau như vậy đấy. Chính vì thế, đừng bao giờ để những khó khăn trước mắt làm cho mình gục ngã.
Tôi tin rằng bố mẹ của Mạnh Lê cũng rất mong con gái mình sớm có được bản lĩnh tự lập, sớm tìm được công việc để mưu sinh. Nếu như có ý định đi học, Mạnh Lê nên tâm sự thẳng thắn với bố mẹ để cùng nhau bàn bạc, thảo luận. Chính bởi vì lo bố mẹ không để ý đến mình, nên bạn cần phải học cách thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng của bản thân, mạnh dạn nói ra suy nghĩ của mình. Đây cũng chính là cách để mưu sinh đấy, Mạnh Lê ạ!
Ngoài ra, khi bị cảm giác cô đơn và buồn phiền vây quanh, bạn nên học cách “loại bỏ phiền muộn”. Cho dù là người anh trai phiền phức của bạn, hay bố mẹ, người chị khó nói chuyện thì họ cũng đều không ảnh hưởng quá lớn đến bạn, bạn không nên buồn phiền vì họ. Nếu làm được như vậy thì tất cả muộn phiền sẽ giống như một đám mây vụt qua trước mắt. Sống lạc quan, không ngừng phấn đấu, đó mới là điều quan trọng nhất đối với bạn lúc này!