, làm sao có thể chịu được áp lực như vậy? Còn nhớ ở trong phòng tập múa, mọi người xếp hàng nghe cô giáo huấn luyện hướng dẫn. Cô yêu cầu chúng tôi tự tìm một vị trí để gác chân rồi tập luyện. Trong khi đó, cảnh tượng mà mẹ thường xuyên nhìn thấy lại là, trong khi những đứa bé khác chạy đi tìm vị trí tập luyện của mình thì tôi vẫn còn đứng ngẩn ra ở giữa sàn tập, rồi sau đó ngập ngừng hòa vào đám đông và tìm cho mình một chỗ trống bé nhỏ. Mẹ rất bực bội trước những phản ứng chậm chạp của tôi. Về đến nhà, mẹ liền mắng cho tôi một trận rồi lại tiếp tục bắt tôi tập luyện. Nhưng lần nào cũng thế, tôi gần như không có chút tiến bộ nào cả, thậm chí còn chậm chạp hơn trước đây, nguyên nhân là do tôi chỉ mải để ý đến ánh mắt sắc như kim châm của mẹ. Đương nhiên là sau đó tôi bị mẹ đánh đòn. Rồi cuối cùng bà cũng phát hiện ra rằng không thể đào tạo tôi thành một diễn viên múa nên đã cho phép tôi nghỉ học. Tôi vui mừng như một kẻ nô lệ vừa được giải phóng.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chẳng bao lâu sau mẹ lại bắt tôi đi học đàn. Lần này lại càng thê thảm hơn bởi vì tôi phải học theo hình thức của một cô một trò. Cô giáo dạy đàn này tính tình rất kỳ cục, hơi một chút là nóng giận. Mỗi khi không có mẹ ở bên cạnh là y như rằng cô mắng tôi như tát nước, thậm chí cô còn nói với mẹ tôi rằng tôi phản ứng rất chậm chạp, không có năng khiếu âm nhạc, ngay cả những tiết tấu đơn giản mà học mãi cũng chẳng xong. Không ít lần, vì đàn sai nhạc nên tôi đã bị cô ta tức giận dùng đầu bút máy chọc vào tay. Tôi khóc lóc kể với mẹ, xin mẹ không bắt tôi học đàn nữa. Thế nhưng sự bực bội trong lòng mẹ đã nhấn chìm tình cảm yêu thương mà mẹ dành cho tôi rồi. Sau hơn một năm trời vật vã, tôi mới được nói lời từ biệt với cây đàn và cô giáo dạy đàn đáng ghét kia. Nhưng lúc đó thì trái tim tôi cũng đã thay đổi hoàn toàn. Trong mắt của một đứa trẻ là tôi lúc ấy, người lớn rất đáng sợ và ngược lại, trong mắt những người lớn kia, tôi cũng chẳng phải là một đứa trẻ ngoan. Năm đó tôi mới bắt đầu vào lớp một.
Vào lớp một, do không theo kịp bạn bè, thành tích học tập đáng báo động nên tôi thường xuyên bị gửi giấy thông báo về nhà. Mẹ tôi gần như đã mất hết niềm tin ở nơi tôi nên không còn đánh tôi như trước nữa, nhưng vẫn thường xuyên mắng mỏ. Người tôi sợ nhất vẫn là cô giáo. Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một cô giáo trẻ. Lần đầu tiên nhìn thấy cô, tôi đã rất thích, bởi cô vừa trẻ lại vừa xinh đẹp, không khắc nghiệt như mẹ tôi. Thế mà, trong mắt cô giáo, tôi là một học sinh yếu kém, luôn làm ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Cô thường xuyên phê bình tôi trước lớp, làm cho tôi xấu hổ với bạn bè. Bị một cô giáo xinh đẹp mắng mỏ ngay trước lớp là điều đáng xấu hổ đối với tôi.
Một việc xảy ra vào hồi học kì một năm lớp ba, có thể nói đó chính là nguyên nhân cho những bất hạnh của tôi hiện nay. Lần đó, tôi bị thủy đậu nên phải xin nghỉ ở nhà và đã để lỡ rất nhiều bài vở. Không may cho tôi, vừa mới khỏi bệnh thì cũng là lúc kiểm tra giữa kì. Tôi bị liền hai điểm không to đùng. Cô giáo giơ bài của tôi ra trước lớp và mỉa mai rằng: “Hôm nay tha hồ ăn trứng nhé!”. Kết quả là cả lớp cười nhạo tôi ầm ĩ. Trên đường về nhà, một đám đông còn chạy theo tôi để chọc ghẹo. Chúng thi nhau hét: “Trứng ngỗng, trứng ngỗng, bán trứng ngỗng!”. Tôi vô cùng xấu hổ, cắm đầu cắm cổ chạy một mạch về nhà. Tôi lao thẳng vào trong nhà, khóa cửa lại, toàn thân không ngừng run lên bần bật...
Trong mắt tôi, trường học chính là địa ngục trần gian, tôi không bao giờ muốn quay trở lại nơi đó nữa! Nhưng tôi thừa biết rằng mẹ sẽ không bao giờ đồng ý. Để đạt được mục đích không phải đến trường, một đứa bé ngốc nghếch như tôi đã cố tình bày mưu tính kế trốn học. Tôi giả vờ run bần bật, nói không ra hơi để lừa gạt mẹ. Mẹ tôi không còn cách nào khác đành phải xin cho tôi nghỉ học rồi lập tức đưa tôi đi khám bệnh. Trong phòng khám có rất nhiều người quen, họ nhìn bộ dạng của tôi rồi bảo với mẹ tôi rằng: “E là đứa bé này có vấn đề về thần kinh rồi!”, thậm chí họ còn khuyên mẹ tôi đưa tôi đến phòng khám thần kinh để kiểm tra. Mẹ tôi không nói gì, chỉ bảo bác sĩ kê cho tôi ít thuốc rồi dẫn tôi về nhà. Mẹ nói với tôi rằng bác sĩ khuyên tôi nên nghỉ ngơi và ở nhà một thời gian nữa mới có thể đi học trở lại. Vậy là trúng ý của tôi rồi! Thế là tôi đường hoàng được nghỉ ở nhà đến cả tháng trời.
Trong một tháng này, tôi cảm thấy mình rất may mắn, sống những ngày yên tĩnh và êm đềm. Hằng ngày mẹ vẫn kèm tôi học bài, và mẹ kinh ngạc phát hiện ra rằng khả năng tiếp thu của tôi không hề kém như mẹ vẫn tưởng. Thế là mẹ liền dẫn tôi đi đo chỉ số IQ, nào ngờ chỉ số IQ của tôi đạt đến 130, thuộc vào loại cực kỳ thông minh. Mẹ tôi vừa buồn vừa vui, quyết định sẽ đưa tôi trở lại trường. Mẹ cầm kết quả kiểm tra IQ của tôi đưa cho tất cả thầy cô giáo của tôi xem. Tuy nhiên, kết quả là các thầy cô bàn tán nhau rằng: “Không chỉ có con bị hâm mà ngay cả mẹ cũng có vấn đề về thần kinh rồi!”. Thế là lũ học sinh trong lớp cứ thi nhau hét vào mặt tôi là: “Đồ điên”, còn nói tôi từng ở trại thương điên...
Phải vất vả lắm tôi mới có thể học hết cấp một. Tôi ngầm cầu trời khấn Phật mong sao các bạn học mới sẽ không biết gì về quá khứ của tôi. Trước mặt cô giáo, tôi cũng thể hiện ra rằng mình là một học sinh chăm chú nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập, cần cù làm vệ sinh... Mặc dù không phải pha trò cười nhưng nói chung tôi vẫn có thể hòa đồng va các bạn trong lớp. Kết quả học tập của tôi không phải xuất sắc nhưng ít nhất kết quả của tôi cũng không bị xếp đội sổ thậm chí đã có vài lần cô giáo còn biểu dương tôi trước lớp về sự tiến bộ vượt bậc. Có lẽ đây là những ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Chỉ tiếc rằng những tháng ngày này chẳng kéo dài được bao lâu. Một bạn học hồi tiểu học đã đi rêu rao khắp trường về quá khứ của tôi, chẳng mấy chốc mà mọi người trong trường ai ai cũng biết đến cái quá khứ không mấy tốt đẹp đó. Giờ đây mọi người đều cho rằng tôi là một con bé từng có vấn đề về thần kinh. Những thành kiến này đã một lần nữa đẩy tôi xuống đáy sâu của sự đau khổ, biến tôi thành đối tượng bị các bạn học kì thị và công kích.
Lần này, tôi không còn sức lực để mà chống chọi với hiện thực quá khắc nghiệt này nữa. Trong đầu tôi luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ “sống không bằng chết”, và rồi có lần tôi đã cắt cổ tay tự tử. Nhưng khi nhìn thấy máu của mình chảy ra, tôi vô cùng hoảng loạn, tôi sợ hãi hét lên ầm ỹ. Mọi người nhanh chóng đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu. Ai cũng cảm thấy mệt mỏi vì tôi, đến cả bác sĩ cũng mắng tôi: “Cháu nghĩ rằng chết là sướng chắc? Làm cho mọi người đau khổ thì cháu dễ chịu lắm à?”.
Một lần nữa tôi lại được nghỉ ở nhà để dưỡng bệnh. Mặc dù mọi người trong gia đình cố gắng giấu giếm chuyện tự tử đáng xấu hổ của tôi, thế nhưng tin này vẫn bị nhà trường biết được. Thầy hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm đều đến thăm tôi, còn tự trách mình trước mặt mẹ tôi rằng trước đây không quan tâm đến tôi nên mới để xảy ra những chuyện như thế này... Họ còn ra sức khuyên giải tôi, bảo tôi phải nghĩ thoáng ra... Thế nhưng tôi lạnh lùng đáp: “Vô ích thôi, tôi vẫn sẽ tìm cách tự sát, vì tôi thực sự chán ghét thế giới này rồi!”. Tự tử lần nữa? Không biết tôi có đủ dũng khí để làm điều này nữa hay không. Thế nhưng tôi thực sự chán ghét thế giới này. Đó là sự thực, bởi tôi không còn đủ dũng khí để sống trên đời này nữa...
***
Bạn chán ghét thế giới là bởi vì bão tố đã thổi tắt mất ngọn đèn soi sáng trong tâm hồn bạn. Không có ngọn đèn này soi tỏ, những vị khách qua đường như chúng ta không thể nhìn thấy được ánh sáng để hy vọng. ở những độ tuổi khác nhau, ánh hào quang của những ngọn đèn này sẽ khác nhau. Với một đứa trẻ, ánh sáng của ngọn đèn này chính là tình yêu thương của mẹ, sự cổ vũ của thầy cô giáo và sự thân thiện của bạn bè.
Tuyết Ba ngay từ nhỏ đã trải qua rất nhiều giông tố và gần như đã thổi tắt mất ngọn đèn soi sáng trong tâm hồn của cô bé. Đáng tiếc rằng đã không có ai thắp sáng lại ngọn đèn của Tuyết Ba. Đến khi cô bé vừa tự mình thắp sáng lại ngọn đèn hy vọng thì giông tố lại một lần nữa ập đến. Ngọn đèn tâm hồn vốn đã cháy yếu ớt, nay lại bị dập tắt hoàn toàn.
Ngọn đèn soi sáng trong tâm hồn mỗi người, ai có thể thắp sáng nó được đây? Hiệu trưởng? Thầy cô giáo? Hay là mẹ? Tôi phải nói với Tuyết Ba rằng, người có thể thắp sáng lại ngọn đèn ấy trong bạn chỉ có bản thân bạn mà thôi! Giờ đây Tuyết Ba không còn là cô bé yếu đuối năm nào, Tuyết Ba hoàn toàn có thể dựa vào nghị lực của mình để giành lại sự tự tôn cho bản thân. Nếu như thành tích học tập của Tuyết Ba không thể nổi bật như các bạn trong lớp, bạn cũng vẫn có thể thể hiện mình trong những lĩnh vực khác, ví dụ như: hòa đồng, khoan dung, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè... Tôi tin chắc rằng, khi người nào đó làm tổn thương đến bạn, chưa chắc người đó đã ý thức được bản thân họ đã làm cái gì, khi bạn tỏ ra khoan dung và độ lượng với họ thì lương tâm của họ dễ dàng được đánh thức. Con người suy nghĩ cho cũng vẫn là những động vật cấp cao có trái tim lương thiện. Khi làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự thân thiện và đồng cảm của mọi người. Ngoài ra, bạn cũng cần phải lấy lại niềm tin vào bản thân, có thể cùng mọi người trong gia đình lên kế hoạch cụ thể để cứu vớt niềm tin đang bị mất dần trong lòng bạn. Một cô bé mười lăm tuổi hoàn toàn có thể tạo ra tương lại cho chính mình, điều quan trọng là bạn có hành động kịp thời hay không mà thôi!
PHÚT LẦM LỠ CỦA THẦN ĐỒNG
Hoành Hoành, mười sáu tuổi, học sinh cấp hai
Ông nội tôi là một nhà khoa học được nhiều người kính trọng. Bố mẹ tôi hồi còn trẻ đã tình nguyện về nông thôn sản xuất, mãi đến năm ba mươi tuổi mới thi vào đại học. Bố mẹ tôi luôn tiếc nuối về thời thanh xuân đã bị bỏ lỡ nên gửi gắm toàn bộ hy vọng vào tôi, mong tôi lớn lên có thể trở thành một nhà khoa học kiệt xuất như ông nội. Ngay từ khi tôi còn nhỏ, mẹ đã đem chuyện ông nội từng học tập và nghiên cứu vất vả như thế nào kể cho tôi nghe, để lại cho tôi những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Khi tôi vừa mới biết nói, bố đã dạy cho tôi đọc thơ. Trong một buổi diễn văn nghệ của làng, tôi, khi đó là một đứa bé mới hai tuổi, đã được mẹ đưa lên sân khấu. Tôi đọc liền tù tì hơn chục bài thơ nổi tiếng, cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay như sấm dậy. Sau khi chương trình kết thúc, các phóng viên còn thi nhau đến nhà phỏng vấn và chụp ảnh tôi. Mỗi khi mẹ bế tôi ra ngoài là y như rằng có người kêu tôi đọc thơ cho họ nghe. Lúc đó tôi cảm thấy rất thích đọc thơ, cũng rất thích nghe người lớn cười khi nghe tôi đọc. Lớn hơn một chút, tài năng của tôi không chỉ dừng lại ở với đọc thơ. Bố còn dạy tôi một phép toán cộng trừ đơn giản. Lúc đó tôi đã có thể tính toán tiền hàng cho mấy bà bán rau ở ngoài chợ dù mới chỉ năm tuổi và chưa đi học. Vì thế chuyện tôi có thể tính toán rất giỏi trở thành một tin sốt dẻo trong làng.
Mẹ dẫn tôi đến trường đăng ký học với mong muốn tôi sớm thành tài. Thế nhưng trường học lúc đó không nhận với lý do tôi chưa đủ tuổi. Mẹ liền yêu cầu các thầy cô đố tôi các bài toán lớp hai. Chẳng mấy chốc tôi đã giải xong, và đương nhiên tôi đã trở thành một học sinh đặc biệt của nhà trường, được ưu tiên lên thẳng lớp hai. Tôi học hết tiểu học rất thuận lợi, thậm chí còn trở thành “con cưng” của thầy hiệu trưởng. Do tôi còn nhỏ tuổi mà thành tích học tập lại rất xuất sắc nên các bạn ai cũng nhường nhịn tôi, làm cho tính cách của tôi có phần kiêu ngạo và ích kỷ. Tuy nhiên lúc đó tôi hoàn toàn không ý thức được điều này.
Lên lớp sáu, thành tích của tôi vẫn xuất sắc như hồi học cấp một. Chính vì vậy mà tôi càng kiêu ngạo hơn. Thế nhưng lên lớp bảy, tôi bỗng nhiên cảm thấy bài vở trở nên khó khăn hơn. Tôi không còn giành được vị trí thứ nhất trong lớp nữa, rất nhiều bạn học dần dần vượt qua tôi. Lớp tôi học là lớp chọn, học sinh đều là những học sinh xuất sắc. Chính vì vậy mà ở đây tôi không được đãi ngộ đặc biệt như hồi còn học tiểu học nữa. Có vài lần, tôi chọc giận các bạn học cùng lớp và họ đã vây quanh định đánh cho tôi một trận. Tôi vô cùng sợ hãi vì từ trước đến nay chưa phải gặp tình cảnh này bao giờ. Tôi bứt rứt trong lòng, không hiểu mình đã làm gì khiến người khác nổi giận. Thực ra không phải tôi cố tình làm hại hay chọc giận ai, nhưng kết quả là lần nào tôi cũng bị các bạn đánh cho một trận. Cuối năm lớp bảy, tôi trở thành một học sinh cá biệt trong lớp. Cô giáo thường xuyên phê bình tôi lười lao động, vô tổ chức, vô kỷ luật... Tôi vô cùng lo lắng, đến mức không biết mình phải làm thế nào nữa. Kết quả học tập của tôi bắt đầu sa sút nghiêm trọng.
Nhưng bố mẹ hoàn toàn không quan tâm đến nỗi khổ trong lòng tôi, họ chỉ nhìn vào bảng thành tích học tập mà phán xét. Tôi đã làm cho họ rất thất vọng. Mặc dù không đánh mắng tôi nhưng bố mẹ lại bàn nhau ngay trước mặt tôi rằng sẽ sinh cho tôi một đứa em. Nghe bố mẹ nói vậy tôi thấy rất uất ức, cảm giác mình giống như một đứa trẻ bị bỏ rơi. Năm đó, ông nội tôi qua đời ở Bắc Kinh. Có thể nói đây là một cú sốc lớn đối với tôi. Mặc dù bình thường hai ông cháu ít có cơ hội gặp mặt nhưng mỗi lần ông nội viết thư cho tôi, tôi lại cảm thấy lòng mình ấm áp lạ thường. Ông thường nhắc nhở tôi không nên mải học hành mà để ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông còn nói, thanh niên phải thường xuyên ra ngoài tìm hiểu thế giới xung quanh, không nên chỉ biết chúi đầu vào sách vở. Bố mẹ tôi không bao giờ nói với tôi những điều này. Tôi đau khổ nhận ra rằng, mình chỉ là một công cụ của bố mẹ. Khi tôi có thể làm bố mẹ nở mày nở mặt thì họ hết mực yêu thương và chiều chuộng tôi. Khi tôi không thể làm như vậy được nữa thì cũng là lúc họ chán ghét tôi.
Năm cuối cấp, bố mẹ và thầy cô giáo đều răn đe rằng thi hết cấp là cái mốc quyết định cuộc đời của mỗi người. Bản thân tôi cũng hiểu được điều này. Tôi ra sức học hành và cuối cùng tôi cũng lọt vào được tốp hai mươi của lớp. Nhưng do lớp tôi là lớp chọn nên phải đến tám mươi phần trăm các bạn học sinh đều thi tốt và đạt thành tích cao của trường, đương nhiên tôi cũng ở trong số đó. Trường tôi là một trường điểm của thành phố, tỉ lệ học sinh đỗ đại học rất cao. Vì thế tôi ước tính, ba năm nữa, để thi được vào một trường đại học không phải là điều quá khó khăn với tôi. Thế nhưng bố mẹ lại muốn tôi có thể thi đậu vào trường đại học mà ông nội tôi từng theo học. Có lẽ tôi sẽ làm bố mẹ thất vọng mất.
Năm tôi học lớp mười, trường tôi chọn ra mười học sinh xuất sắc để đào tạo đặc biệt. Những học sinh này được học hết chương trình cấp ba trước các học sinh khác một năm, sau đó sẽ trực tiếp đăng kí thi vào lớp chuyên ngành khoa học. Tôi không lọt vào tốp mười người xuất sắc này. Vì chuyện này mà mẹ tôi buồn rầu không nói năng gì. Thực ra đối với tôi, chuyện này chẳng có gì là to tát, tôi thừa hiểu khả năng của mình có hạn, không thể lọt vào danh sách những học sinh xuất sắc này được.
Một lần tình cờ, tôi vào một quán internet gần trường. Tôi đã phát hiện ra rất nhiều trò điện tử thú vị. Thế nên sau đó tôi thường xuyên lui tới quán internet. Mỗi lần đến tôi đều đi một mình, vì tôi không có người bạn nào cùng sở thích với tôi. Tôi nhanh chóng kết bạn với một số người tôi gặp trong quán, họ đều rất khâm phục “tài năng” chơi điện tử của tôi, ngay đến ông chủ quán cũng không ngớt lời khen ngợi tôi, còn nói tôi là “nhân tài máy tính”. Ông ta nói thật có lí. Chỉ cần ngồi vào máy tính là tôi cảm thấy vô cùng thích thú, cầm con chuột trong tay và điều khiển thật linh hoạt... Tôi biết Bill Gates - một thiên tài về máy tính thường xuyên trốn học khi còn nhỏ. Tôi rất muốn có thể đi theo con đường của Bill Gates, nhưng tôi biết bố mẹ tôi sẽ không bao giờ cho phép. Chẳng may bố mẹ phát hiện ra tôi thường đến đây chơi điện tử chắc sẽ đánh cho tôi nhừ đòn.
Trong suốt thời gian đó, ngay cả trong giấc mơ tôi cũng mong mình có một chiếc máy vi tính. Một hôm, nhân lúc bố đang vui, tôi liền đưa ra nguyện vọng này. Đương nhiên tôi phải nói với bố là tôi muốn tìm hiểu một số vấn đề về máy tính. Bố tôi hỏi ý kiến của mẹ. Thế rồi bố mẹ quyết định sau khi tôi thi đỗ đại học sẽ mua cho tôi một chiếc máy vi tính. Lí do bố mẹ đưa ra để không mua máy vi tính cho tôi lúc này là “thi đại học có thi về máy tính đâu”. Tôi vô cùng thất vọng. Đầu óc tôi quay cuồng, và thế là tôi đã gây ra một chuyện tày đình...
Hôm đó, tôi đến nhà cô ruột để tìm cậu em họ đi chơi. Em họ tôi lúc đó đang ngồi làm bài tập ở trong phòng. Tôi muốn máy điện tử của nó chơi cho đỡ nhớ. Nhưng do mải học nên nó bảo tôi tự đi tìm mà chơi. Tôi mở ngăn kéo lục tìm, bỗng nhiên tôi phát hiện ra một cái phong bì thư dày cộp. Tôi đoán chắc rằng trong phong bì thư này có tiền. Lúc đó đầu óc tôi bị mê muội, nghĩ bụng cầm chỗ tiền này đi chắc chắn mình sẽ mua được máy tính mang về. Nghĩ đến đó, không biết thần xui quỷ khiến thế nào mà tôi đã nhét vội phong bì tiền kia vào túi.
Tôi lo lắng đi thẳng về nhà. Tôi trốn ở trong phòng, lén lút mở phong bì ra xem. Tôi đếm qua qua, thấy có tận ba nghìn hai trăm nhân dân tệ. Tôi giật mình, một số tiền quá lớn đối với một thằng nhóc như tôi! Nghĩ một hồi lâu, tôi bắt đầu cảm thấy hối hận. Bởi vì nếu muốn mua máy tính, nhất định phải được sự đồng ý của bố mẹ tôi. Nếu tôi đột nhiên đem máy tính về, nhất định họ sẽ hỏi cho bằng được tiền mua máy từ đâu mà có. Lúc đó tôi biết ăn nói làm sao? Tôi vô cùng hoảng loạn, không biết phải làm thế nào? Liệu tôi có nên âm thầm trả lại tiền về chỗ cũ? Nhưng tôi sợ chẳng may sự việc bị bại lộ, thế có khác nào tôi đã chữa lợn lành thành lợn què? Hay là giấu chỗ tiền kia đi để tiêu dần dần? Gần đây tôi thường xuyên ngồi quán internet nên lúc nào trong túi cũng hết tiền.
Tôi thật sự không biết phải làm thế nào nữa?
***
Hoành Hoành không biết rằng hành động của mình là vi phạm pháp luật. Nếu người bị mất cắp báo lên công an thì Hoành Hoành ít nhất sẽ phải chịu mức án ba năm tù. Tôi dám chắc rằng Hoành Hoành là một người thiếu hiểu biết về pháp luật. Nếu như hiểu biết về pháp luật thì có lẽ cậu ấy đã không ăn cắp tiền. Thế nhưng, đó không phải là lí do để biện minh.
Hoành Hoành nên lập tức trả lại tiền cho cô mình, đồng thời cũng nên nói rõ nguyên nhân. Dù sao cũng là người trong gia đình, tôi nghĩ cô của Hoành Hoành sẽ tha thứ cho hành vi sai trái này của cậu bé.
Còn nếu muốn giấu chỗ tiền này đi để tiêu dần, chẳng may chuyện vỡ lỡ ra, chắc chắn sẽ không có ai tha thứ cho Hoành Hoành cả! Thậm chí nếu như cô của Hoành Hoành báo chuyện này lên cảnh sát, chắc chắn cậu ấy sẽ trở thành một tội phạm, kết quả sẽ ra sao thì bản thân Hoành Hoành cũng tự đoán ra được!
Đây cũng là một hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh, cần phải quan tâm đến cả những suy nghĩ và tình cảm của con cái thay vì chỉ quan tâm đến tình hình học tập của chúng mà thôi.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, chẳng bao lâu sau mẹ lại bắt tôi đi học đàn. Lần này lại càng thê thảm hơn bởi vì tôi phải học theo hình thức của một cô một trò. Cô giáo dạy đàn này tính tình rất kỳ cục, hơi một chút là nóng giận. Mỗi khi không có mẹ ở bên cạnh là y như rằng cô mắng tôi như tát nước, thậm chí cô còn nói với mẹ tôi rằng tôi phản ứng rất chậm chạp, không có năng khiếu âm nhạc, ngay cả những tiết tấu đơn giản mà học mãi cũng chẳng xong. Không ít lần, vì đàn sai nhạc nên tôi đã bị cô ta tức giận dùng đầu bút máy chọc vào tay. Tôi khóc lóc kể với mẹ, xin mẹ không bắt tôi học đàn nữa. Thế nhưng sự bực bội trong lòng mẹ đã nhấn chìm tình cảm yêu thương mà mẹ dành cho tôi rồi. Sau hơn một năm trời vật vã, tôi mới được nói lời từ biệt với cây đàn và cô giáo dạy đàn đáng ghét kia. Nhưng lúc đó thì trái tim tôi cũng đã thay đổi hoàn toàn. Trong mắt của một đứa trẻ là tôi lúc ấy, người lớn rất đáng sợ và ngược lại, trong mắt những người lớn kia, tôi cũng chẳng phải là một đứa trẻ ngoan. Năm đó tôi mới bắt đầu vào lớp một.
Vào lớp một, do không theo kịp bạn bè, thành tích học tập đáng báo động nên tôi thường xuyên bị gửi giấy thông báo về nhà. Mẹ tôi gần như đã mất hết niềm tin ở nơi tôi nên không còn đánh tôi như trước nữa, nhưng vẫn thường xuyên mắng mỏ. Người tôi sợ nhất vẫn là cô giáo. Cô giáo chủ nhiệm của tôi là một cô giáo trẻ. Lần đầu tiên nhìn thấy cô, tôi đã rất thích, bởi cô vừa trẻ lại vừa xinh đẹp, không khắc nghiệt như mẹ tôi. Thế mà, trong mắt cô giáo, tôi là một học sinh yếu kém, luôn làm ảnh hưởng đến thành tích chung của lớp. Cô thường xuyên phê bình tôi trước lớp, làm cho tôi xấu hổ với bạn bè. Bị một cô giáo xinh đẹp mắng mỏ ngay trước lớp là điều đáng xấu hổ đối với tôi.
Một việc xảy ra vào hồi học kì một năm lớp ba, có thể nói đó chính là nguyên nhân cho những bất hạnh của tôi hiện nay. Lần đó, tôi bị thủy đậu nên phải xin nghỉ ở nhà và đã để lỡ rất nhiều bài vở. Không may cho tôi, vừa mới khỏi bệnh thì cũng là lúc kiểm tra giữa kì. Tôi bị liền hai điểm không to đùng. Cô giáo giơ bài của tôi ra trước lớp và mỉa mai rằng: “Hôm nay tha hồ ăn trứng nhé!”. Kết quả là cả lớp cười nhạo tôi ầm ĩ. Trên đường về nhà, một đám đông còn chạy theo tôi để chọc ghẹo. Chúng thi nhau hét: “Trứng ngỗng, trứng ngỗng, bán trứng ngỗng!”. Tôi vô cùng xấu hổ, cắm đầu cắm cổ chạy một mạch về nhà. Tôi lao thẳng vào trong nhà, khóa cửa lại, toàn thân không ngừng run lên bần bật...
Trong mắt tôi, trường học chính là địa ngục trần gian, tôi không bao giờ muốn quay trở lại nơi đó nữa! Nhưng tôi thừa biết rằng mẹ sẽ không bao giờ đồng ý. Để đạt được mục đích không phải đến trường, một đứa bé ngốc nghếch như tôi đã cố tình bày mưu tính kế trốn học. Tôi giả vờ run bần bật, nói không ra hơi để lừa gạt mẹ. Mẹ tôi không còn cách nào khác đành phải xin cho tôi nghỉ học rồi lập tức đưa tôi đi khám bệnh. Trong phòng khám có rất nhiều người quen, họ nhìn bộ dạng của tôi rồi bảo với mẹ tôi rằng: “E là đứa bé này có vấn đề về thần kinh rồi!”, thậm chí họ còn khuyên mẹ tôi đưa tôi đến phòng khám thần kinh để kiểm tra. Mẹ tôi không nói gì, chỉ bảo bác sĩ kê cho tôi ít thuốc rồi dẫn tôi về nhà. Mẹ nói với tôi rằng bác sĩ khuyên tôi nên nghỉ ngơi và ở nhà một thời gian nữa mới có thể đi học trở lại. Vậy là trúng ý của tôi rồi! Thế là tôi đường hoàng được nghỉ ở nhà đến cả tháng trời.
Trong một tháng này, tôi cảm thấy mình rất may mắn, sống những ngày yên tĩnh và êm đềm. Hằng ngày mẹ vẫn kèm tôi học bài, và mẹ kinh ngạc phát hiện ra rằng khả năng tiếp thu của tôi không hề kém như mẹ vẫn tưởng. Thế là mẹ liền dẫn tôi đi đo chỉ số IQ, nào ngờ chỉ số IQ của tôi đạt đến 130, thuộc vào loại cực kỳ thông minh. Mẹ tôi vừa buồn vừa vui, quyết định sẽ đưa tôi trở lại trường. Mẹ cầm kết quả kiểm tra IQ của tôi đưa cho tất cả thầy cô giáo của tôi xem. Tuy nhiên, kết quả là các thầy cô bàn tán nhau rằng: “Không chỉ có con bị hâm mà ngay cả mẹ cũng có vấn đề về thần kinh rồi!”. Thế là lũ học sinh trong lớp cứ thi nhau hét vào mặt tôi là: “Đồ điên”, còn nói tôi từng ở trại thương điên...
Phải vất vả lắm tôi mới có thể học hết cấp một. Tôi ngầm cầu trời khấn Phật mong sao các bạn học mới sẽ không biết gì về quá khứ của tôi. Trước mặt cô giáo, tôi cũng thể hiện ra rằng mình là một học sinh chăm chú nghe giảng, chăm chỉ làm bài tập, cần cù làm vệ sinh... Mặc dù không phải pha trò cười nhưng nói chung tôi vẫn có thể hòa đồng va các bạn trong lớp. Kết quả học tập của tôi không phải xuất sắc nhưng ít nhất kết quả của tôi cũng không bị xếp đội sổ thậm chí đã có vài lần cô giáo còn biểu dương tôi trước lớp về sự tiến bộ vượt bậc. Có lẽ đây là những ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời tôi. Chỉ tiếc rằng những tháng ngày này chẳng kéo dài được bao lâu. Một bạn học hồi tiểu học đã đi rêu rao khắp trường về quá khứ của tôi, chẳng mấy chốc mà mọi người trong trường ai ai cũng biết đến cái quá khứ không mấy tốt đẹp đó. Giờ đây mọi người đều cho rằng tôi là một con bé từng có vấn đề về thần kinh. Những thành kiến này đã một lần nữa đẩy tôi xuống đáy sâu của sự đau khổ, biến tôi thành đối tượng bị các bạn học kì thị và công kích.
Lần này, tôi không còn sức lực để mà chống chọi với hiện thực quá khắc nghiệt này nữa. Trong đầu tôi luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ “sống không bằng chết”, và rồi có lần tôi đã cắt cổ tay tự tử. Nhưng khi nhìn thấy máu của mình chảy ra, tôi vô cùng hoảng loạn, tôi sợ hãi hét lên ầm ỹ. Mọi người nhanh chóng đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu. Ai cũng cảm thấy mệt mỏi vì tôi, đến cả bác sĩ cũng mắng tôi: “Cháu nghĩ rằng chết là sướng chắc? Làm cho mọi người đau khổ thì cháu dễ chịu lắm à?”.
Một lần nữa tôi lại được nghỉ ở nhà để dưỡng bệnh. Mặc dù mọi người trong gia đình cố gắng giấu giếm chuyện tự tử đáng xấu hổ của tôi, thế nhưng tin này vẫn bị nhà trường biết được. Thầy hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm đều đến thăm tôi, còn tự trách mình trước mặt mẹ tôi rằng trước đây không quan tâm đến tôi nên mới để xảy ra những chuyện như thế này... Họ còn ra sức khuyên giải tôi, bảo tôi phải nghĩ thoáng ra... Thế nhưng tôi lạnh lùng đáp: “Vô ích thôi, tôi vẫn sẽ tìm cách tự sát, vì tôi thực sự chán ghét thế giới này rồi!”. Tự tử lần nữa? Không biết tôi có đủ dũng khí để làm điều này nữa hay không. Thế nhưng tôi thực sự chán ghét thế giới này. Đó là sự thực, bởi tôi không còn đủ dũng khí để sống trên đời này nữa...
***
Bạn chán ghét thế giới là bởi vì bão tố đã thổi tắt mất ngọn đèn soi sáng trong tâm hồn bạn. Không có ngọn đèn này soi tỏ, những vị khách qua đường như chúng ta không thể nhìn thấy được ánh sáng để hy vọng. ở những độ tuổi khác nhau, ánh hào quang của những ngọn đèn này sẽ khác nhau. Với một đứa trẻ, ánh sáng của ngọn đèn này chính là tình yêu thương của mẹ, sự cổ vũ của thầy cô giáo và sự thân thiện của bạn bè.
Tuyết Ba ngay từ nhỏ đã trải qua rất nhiều giông tố và gần như đã thổi tắt mất ngọn đèn soi sáng trong tâm hồn của cô bé. Đáng tiếc rằng đã không có ai thắp sáng lại ngọn đèn của Tuyết Ba. Đến khi cô bé vừa tự mình thắp sáng lại ngọn đèn hy vọng thì giông tố lại một lần nữa ập đến. Ngọn đèn tâm hồn vốn đã cháy yếu ớt, nay lại bị dập tắt hoàn toàn.
Ngọn đèn soi sáng trong tâm hồn mỗi người, ai có thể thắp sáng nó được đây? Hiệu trưởng? Thầy cô giáo? Hay là mẹ? Tôi phải nói với Tuyết Ba rằng, người có thể thắp sáng lại ngọn đèn ấy trong bạn chỉ có bản thân bạn mà thôi! Giờ đây Tuyết Ba không còn là cô bé yếu đuối năm nào, Tuyết Ba hoàn toàn có thể dựa vào nghị lực của mình để giành lại sự tự tôn cho bản thân. Nếu như thành tích học tập của Tuyết Ba không thể nổi bật như các bạn trong lớp, bạn cũng vẫn có thể thể hiện mình trong những lĩnh vực khác, ví dụ như: hòa đồng, khoan dung, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè... Tôi tin chắc rằng, khi người nào đó làm tổn thương đến bạn, chưa chắc người đó đã ý thức được bản thân họ đã làm cái gì, khi bạn tỏ ra khoan dung và độ lượng với họ thì lương tâm của họ dễ dàng được đánh thức. Con người suy nghĩ cho cũng vẫn là những động vật cấp cao có trái tim lương thiện. Khi làm như vậy, bạn sẽ dễ dàng nhận được sự thân thiện và đồng cảm của mọi người. Ngoài ra, bạn cũng cần phải lấy lại niềm tin vào bản thân, có thể cùng mọi người trong gia đình lên kế hoạch cụ thể để cứu vớt niềm tin đang bị mất dần trong lòng bạn. Một cô bé mười lăm tuổi hoàn toàn có thể tạo ra tương lại cho chính mình, điều quan trọng là bạn có hành động kịp thời hay không mà thôi!
PHÚT LẦM LỠ CỦA THẦN ĐỒNG
Hoành Hoành, mười sáu tuổi, học sinh cấp hai
Ông nội tôi là một nhà khoa học được nhiều người kính trọng. Bố mẹ tôi hồi còn trẻ đã tình nguyện về nông thôn sản xuất, mãi đến năm ba mươi tuổi mới thi vào đại học. Bố mẹ tôi luôn tiếc nuối về thời thanh xuân đã bị bỏ lỡ nên gửi gắm toàn bộ hy vọng vào tôi, mong tôi lớn lên có thể trở thành một nhà khoa học kiệt xuất như ông nội. Ngay từ khi tôi còn nhỏ, mẹ đã đem chuyện ông nội từng học tập và nghiên cứu vất vả như thế nào kể cho tôi nghe, để lại cho tôi những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Khi tôi vừa mới biết nói, bố đã dạy cho tôi đọc thơ. Trong một buổi diễn văn nghệ của làng, tôi, khi đó là một đứa bé mới hai tuổi, đã được mẹ đưa lên sân khấu. Tôi đọc liền tù tì hơn chục bài thơ nổi tiếng, cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay như sấm dậy. Sau khi chương trình kết thúc, các phóng viên còn thi nhau đến nhà phỏng vấn và chụp ảnh tôi. Mỗi khi mẹ bế tôi ra ngoài là y như rằng có người kêu tôi đọc thơ cho họ nghe. Lúc đó tôi cảm thấy rất thích đọc thơ, cũng rất thích nghe người lớn cười khi nghe tôi đọc. Lớn hơn một chút, tài năng của tôi không chỉ dừng lại ở với đọc thơ. Bố còn dạy tôi một phép toán cộng trừ đơn giản. Lúc đó tôi đã có thể tính toán tiền hàng cho mấy bà bán rau ở ngoài chợ dù mới chỉ năm tuổi và chưa đi học. Vì thế chuyện tôi có thể tính toán rất giỏi trở thành một tin sốt dẻo trong làng.
Mẹ dẫn tôi đến trường đăng ký học với mong muốn tôi sớm thành tài. Thế nhưng trường học lúc đó không nhận với lý do tôi chưa đủ tuổi. Mẹ liền yêu cầu các thầy cô đố tôi các bài toán lớp hai. Chẳng mấy chốc tôi đã giải xong, và đương nhiên tôi đã trở thành một học sinh đặc biệt của nhà trường, được ưu tiên lên thẳng lớp hai. Tôi học hết tiểu học rất thuận lợi, thậm chí còn trở thành “con cưng” của thầy hiệu trưởng. Do tôi còn nhỏ tuổi mà thành tích học tập lại rất xuất sắc nên các bạn ai cũng nhường nhịn tôi, làm cho tính cách của tôi có phần kiêu ngạo và ích kỷ. Tuy nhiên lúc đó tôi hoàn toàn không ý thức được điều này.
Lên lớp sáu, thành tích của tôi vẫn xuất sắc như hồi học cấp một. Chính vì vậy mà tôi càng kiêu ngạo hơn. Thế nhưng lên lớp bảy, tôi bỗng nhiên cảm thấy bài vở trở nên khó khăn hơn. Tôi không còn giành được vị trí thứ nhất trong lớp nữa, rất nhiều bạn học dần dần vượt qua tôi. Lớp tôi học là lớp chọn, học sinh đều là những học sinh xuất sắc. Chính vì vậy mà ở đây tôi không được đãi ngộ đặc biệt như hồi còn học tiểu học nữa. Có vài lần, tôi chọc giận các bạn học cùng lớp và họ đã vây quanh định đánh cho tôi một trận. Tôi vô cùng sợ hãi vì từ trước đến nay chưa phải gặp tình cảnh này bao giờ. Tôi bứt rứt trong lòng, không hiểu mình đã làm gì khiến người khác nổi giận. Thực ra không phải tôi cố tình làm hại hay chọc giận ai, nhưng kết quả là lần nào tôi cũng bị các bạn đánh cho một trận. Cuối năm lớp bảy, tôi trở thành một học sinh cá biệt trong lớp. Cô giáo thường xuyên phê bình tôi lười lao động, vô tổ chức, vô kỷ luật... Tôi vô cùng lo lắng, đến mức không biết mình phải làm thế nào nữa. Kết quả học tập của tôi bắt đầu sa sút nghiêm trọng.
Nhưng bố mẹ hoàn toàn không quan tâm đến nỗi khổ trong lòng tôi, họ chỉ nhìn vào bảng thành tích học tập mà phán xét. Tôi đã làm cho họ rất thất vọng. Mặc dù không đánh mắng tôi nhưng bố mẹ lại bàn nhau ngay trước mặt tôi rằng sẽ sinh cho tôi một đứa em. Nghe bố mẹ nói vậy tôi thấy rất uất ức, cảm giác mình giống như một đứa trẻ bị bỏ rơi. Năm đó, ông nội tôi qua đời ở Bắc Kinh. Có thể nói đây là một cú sốc lớn đối với tôi. Mặc dù bình thường hai ông cháu ít có cơ hội gặp mặt nhưng mỗi lần ông nội viết thư cho tôi, tôi lại cảm thấy lòng mình ấm áp lạ thường. Ông thường nhắc nhở tôi không nên mải học hành mà để ảnh hưởng đến sức khỏe. Ông còn nói, thanh niên phải thường xuyên ra ngoài tìm hiểu thế giới xung quanh, không nên chỉ biết chúi đầu vào sách vở. Bố mẹ tôi không bao giờ nói với tôi những điều này. Tôi đau khổ nhận ra rằng, mình chỉ là một công cụ của bố mẹ. Khi tôi có thể làm bố mẹ nở mày nở mặt thì họ hết mực yêu thương và chiều chuộng tôi. Khi tôi không thể làm như vậy được nữa thì cũng là lúc họ chán ghét tôi.
Năm cuối cấp, bố mẹ và thầy cô giáo đều răn đe rằng thi hết cấp là cái mốc quyết định cuộc đời của mỗi người. Bản thân tôi cũng hiểu được điều này. Tôi ra sức học hành và cuối cùng tôi cũng lọt vào được tốp hai mươi của lớp. Nhưng do lớp tôi là lớp chọn nên phải đến tám mươi phần trăm các bạn học sinh đều thi tốt và đạt thành tích cao của trường, đương nhiên tôi cũng ở trong số đó. Trường tôi là một trường điểm của thành phố, tỉ lệ học sinh đỗ đại học rất cao. Vì thế tôi ước tính, ba năm nữa, để thi được vào một trường đại học không phải là điều quá khó khăn với tôi. Thế nhưng bố mẹ lại muốn tôi có thể thi đậu vào trường đại học mà ông nội tôi từng theo học. Có lẽ tôi sẽ làm bố mẹ thất vọng mất.
Năm tôi học lớp mười, trường tôi chọn ra mười học sinh xuất sắc để đào tạo đặc biệt. Những học sinh này được học hết chương trình cấp ba trước các học sinh khác một năm, sau đó sẽ trực tiếp đăng kí thi vào lớp chuyên ngành khoa học. Tôi không lọt vào tốp mười người xuất sắc này. Vì chuyện này mà mẹ tôi buồn rầu không nói năng gì. Thực ra đối với tôi, chuyện này chẳng có gì là to tát, tôi thừa hiểu khả năng của mình có hạn, không thể lọt vào danh sách những học sinh xuất sắc này được.
Một lần tình cờ, tôi vào một quán internet gần trường. Tôi đã phát hiện ra rất nhiều trò điện tử thú vị. Thế nên sau đó tôi thường xuyên lui tới quán internet. Mỗi lần đến tôi đều đi một mình, vì tôi không có người bạn nào cùng sở thích với tôi. Tôi nhanh chóng kết bạn với một số người tôi gặp trong quán, họ đều rất khâm phục “tài năng” chơi điện tử của tôi, ngay đến ông chủ quán cũng không ngớt lời khen ngợi tôi, còn nói tôi là “nhân tài máy tính”. Ông ta nói thật có lí. Chỉ cần ngồi vào máy tính là tôi cảm thấy vô cùng thích thú, cầm con chuột trong tay và điều khiển thật linh hoạt... Tôi biết Bill Gates - một thiên tài về máy tính thường xuyên trốn học khi còn nhỏ. Tôi rất muốn có thể đi theo con đường của Bill Gates, nhưng tôi biết bố mẹ tôi sẽ không bao giờ cho phép. Chẳng may bố mẹ phát hiện ra tôi thường đến đây chơi điện tử chắc sẽ đánh cho tôi nhừ đòn.
Trong suốt thời gian đó, ngay cả trong giấc mơ tôi cũng mong mình có một chiếc máy vi tính. Một hôm, nhân lúc bố đang vui, tôi liền đưa ra nguyện vọng này. Đương nhiên tôi phải nói với bố là tôi muốn tìm hiểu một số vấn đề về máy tính. Bố tôi hỏi ý kiến của mẹ. Thế rồi bố mẹ quyết định sau khi tôi thi đỗ đại học sẽ mua cho tôi một chiếc máy vi tính. Lí do bố mẹ đưa ra để không mua máy vi tính cho tôi lúc này là “thi đại học có thi về máy tính đâu”. Tôi vô cùng thất vọng. Đầu óc tôi quay cuồng, và thế là tôi đã gây ra một chuyện tày đình...
Hôm đó, tôi đến nhà cô ruột để tìm cậu em họ đi chơi. Em họ tôi lúc đó đang ngồi làm bài tập ở trong phòng. Tôi muốn máy điện tử của nó chơi cho đỡ nhớ. Nhưng do mải học nên nó bảo tôi tự đi tìm mà chơi. Tôi mở ngăn kéo lục tìm, bỗng nhiên tôi phát hiện ra một cái phong bì thư dày cộp. Tôi đoán chắc rằng trong phong bì thư này có tiền. Lúc đó đầu óc tôi bị mê muội, nghĩ bụng cầm chỗ tiền này đi chắc chắn mình sẽ mua được máy tính mang về. Nghĩ đến đó, không biết thần xui quỷ khiến thế nào mà tôi đã nhét vội phong bì tiền kia vào túi.
Tôi lo lắng đi thẳng về nhà. Tôi trốn ở trong phòng, lén lút mở phong bì ra xem. Tôi đếm qua qua, thấy có tận ba nghìn hai trăm nhân dân tệ. Tôi giật mình, một số tiền quá lớn đối với một thằng nhóc như tôi! Nghĩ một hồi lâu, tôi bắt đầu cảm thấy hối hận. Bởi vì nếu muốn mua máy tính, nhất định phải được sự đồng ý của bố mẹ tôi. Nếu tôi đột nhiên đem máy tính về, nhất định họ sẽ hỏi cho bằng được tiền mua máy từ đâu mà có. Lúc đó tôi biết ăn nói làm sao? Tôi vô cùng hoảng loạn, không biết phải làm thế nào? Liệu tôi có nên âm thầm trả lại tiền về chỗ cũ? Nhưng tôi sợ chẳng may sự việc bị bại lộ, thế có khác nào tôi đã chữa lợn lành thành lợn què? Hay là giấu chỗ tiền kia đi để tiêu dần dần? Gần đây tôi thường xuyên ngồi quán internet nên lúc nào trong túi cũng hết tiền.
Tôi thật sự không biết phải làm thế nào nữa?
***
Hoành Hoành không biết rằng hành động của mình là vi phạm pháp luật. Nếu người bị mất cắp báo lên công an thì Hoành Hoành ít nhất sẽ phải chịu mức án ba năm tù. Tôi dám chắc rằng Hoành Hoành là một người thiếu hiểu biết về pháp luật. Nếu như hiểu biết về pháp luật thì có lẽ cậu ấy đã không ăn cắp tiền. Thế nhưng, đó không phải là lí do để biện minh.
Hoành Hoành nên lập tức trả lại tiền cho cô mình, đồng thời cũng nên nói rõ nguyên nhân. Dù sao cũng là người trong gia đình, tôi nghĩ cô của Hoành Hoành sẽ tha thứ cho hành vi sai trái này của cậu bé.
Còn nếu muốn giấu chỗ tiền này đi để tiêu dần, chẳng may chuyện vỡ lỡ ra, chắc chắn sẽ không có ai tha thứ cho Hoành Hoành cả! Thậm chí nếu như cô của Hoành Hoành báo chuyện này lên cảnh sát, chắc chắn cậu ấy sẽ trở thành một tội phạm, kết quả sẽ ra sao thì bản thân Hoành Hoành cũng tự đoán ra được!
Đây cũng là một hồi chuông cảnh báo đối với các bậc phụ huynh, cần phải quan tâm đến cả những suy nghĩ và tình cảm của con cái thay vì chỉ quan tâm đến tình hình học tập của chúng mà thôi.