Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng -1951.
1.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng -1951
Giữa lúc cách mạng miền Nam-Bắc có những bước tiến quan trọng. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III.
Đại hội họp từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960 tại Hà Nội, đã đề ra nhiệm vụ
Hình 63. Đoàn chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng -1951
chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền: chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.
Đối với miền bắc, Đại hội khẳng định đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Để thực hiện mục tiêu, phải tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa nhằm xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất -4 nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh đã được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
2. Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất -4
Bước vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, miền Bắc chuyển sang giai đoạn lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm. Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm là ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội.
Ngành công nghiệp được ưu tiên đầu tư xây dựng. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, từ năm 1961 đến năm 1964, vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho công nghiệp là 48%, trong đó công nghiệp nặng chiếm gần 80%. Giá trị sản lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng ba lần so với năm 1960.
Trong những năm 1961-1965, 100 cơ sở sản xuất mới được xây dựng. Một số nhà máy cơ khí, điện được xây dựng hoặc mở rộng như các nhà máy: cơ khí Hà Nội, có khí Trần Hưng Đạo, xe đạp Thống Nhất, đóng tàu Bạch Đằng, điện Uông Bí, khu gang thép Thái Nguyên… Các khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đỉnh (Hà Nội ), các nhà máy đường Vạn Điểm, Sông Lam, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt 8-3, dệt kim Đông Xuân v.v đã sản xuất nhiều mặt hàng phục vụ dân sinh và quốc phòng. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỉ trọng 93% trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp nhẹ cùng với tiểu thủ công nghiệp đã giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
Hình 64. Toàn cảnh khu gang thép Thái Nguyên
Trong nông nghiệp, sau khi đưa đại bộ phận nông dân vào các hợp tác xã, từ năm 1961, các địa phương thực hiện chủ trương xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao. Nông dân áp dụng khoa học-kĩ thuật vào sản xuất. Hệ thống thủy nông phát triển, nhiều công trình mới được xây dựng, tiêu biểu như công trình Bắc-Hưng-Hải. Nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc trên 1 héc ta gieo trồng.
Thương nghiệp quốc doanh được Nhà nước ưu tiên phát triển nên đã chiếm lĩnh được thị trường, góp phần vào phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường liên tỉnh, liên huyện, đường sông, đường hàng không củng cố. Việc đi lại trong nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn trước.
Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh.
Năm học 1964-1965, miền Bắc có hơn 9 000 trường cấp I, cấp II và cấp III với tổng số trên 2,6 triệu học sinh. Hệ đại học và trung cấp chuyên nghiệp có 18 trường học, tăng gấp hai lần so với năm học 1960-1961.
Hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe được đầu tư phát triển, khoảng 6 000 cơ sở y tế được xây dựng.
Miền Bắc còn làm nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Trong 5 năm -4, một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men được chuyển vào chiến trường. Nhiều cán bộ, chiến sĩ trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế được huấn luyện và đưa vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng.
Những thành tựu đạt được trong công việc thực hiện kế hoạch 5 năm đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc.
Tháng 12-1965, Trung ương Đảng họp đã khẳng định:”Trải nqua hơn 10 năm thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam trong cả nước, với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh”.
Hình 65. Thanh niên miền Bắc nô nức tham gia phong trào "Ba sẵn sàng"
Kế hoạch Nhà nước 5 năm -4 đang thực hiện có kết quả thì ngày 7-2-1965, Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta. Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.