Hình ảnh cây xà nu được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm với nhiều lớp nghĩa khác nhau:
-Nghĩa cụ thể:
+Là một loài cây khỏe khoắn, dẻo dai.
+Rừng xà nu bảo vệ cho dân làng Xô Man trước tầm đại bác của đồn giặc.
+Gắn bó với đời sống dân làng Xô Man: làm bảng, nhựa xà nu, dầu xà nu,..
-Nghĩa biểu tượng: Xà nu từ một hình ảnh thiên nhiên bình thường đã được tác giả nâng lên thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo, là hình ảnh ẩn dụ cho tư thế, sức sống và nghị lực của người dân Tây Nguyên:
+ “Cả RXN hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”- Cây XN ở đây được nhân hóa lên, cây nào cũng có vết thương như dân làng ai cũng mang một nỗi đau riêng do kẻ thù gây ra (anh Xút bị treo cổ lên cây vả, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị tra tấn dã man cho đến chết..)
+ “Cây mẹ ngã, cây con mọc lên”, “cạnh một cây xà nu mới ngã, đã có bốn năm cây con mọc lên” -Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, bất diệt, cứ nối tiếp nhau mà vươn lên như các thế hệ dân làng Xô Man nối tiếp nhau dệt nên truyền thống yêu nước, bất khuất hào hùng ( Mai mất thì còn Dít thay thế, anh Quyết hi sinh thì Tnú thay anh lên cùng dân làng mài giáo mác đợi ngày trả thù..)
+ “Cũng ít loại cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế” – Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời như người làng Xô Man chuộng tự do, yêu hòa bình. Như cây xà nu, họ luôn đứng thẳng, vươn cao chứ không chịu khuất phục làm kiếp trâu ngựa.
+Cây con mọc lên thẳng nhọn kiên cường, bất khuất
-“Đổ ào ào như một trận bão, quyện thành cục máu,…- có hi sinh thì cũng phải oanh liệt, bất khuất, thà chết chứ không chịu khuất phục..