- “Được” thành công mà sinh tự phụ là “mất”: mất chí tiến thủ, mất sự khiêm nhường…
- “Mất” trong một số trường hợp mà giúp con người có thêm bài học quý, biết vươn lên…ấy là “được”.
Kết đoạn:
“Được”, “mất” ở đời khôn lường, khó đoán, con người phải biết đâu là chân giá trị để trân trọng và nắm bắt.
Đề 2
Viết đoạn văn bàn về tự ti, tự phụ và tự trọng.
Mở đoạn:
Cùng là thái độ “Tự” ý thức về mình song bộ ba tự ti, tự phụ, tự trọng lại mang ba sắc thái khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
Thân đoạn:
- Tự ti là mặc cảm về bản thân mình, từ đó tự hạ thấp mình, khép kín; Tự phụ là thái độ kiêu căng, tự cho mình tài giỏi, từ đó coi thường người khác; Tự trọng là đánh giá đúng bản thân và người khác, luôn nỗ lực vươn lên để tự khẳng định mình.
- Tự ti, tự phụ đều có nhiều tác hại hạn chế sự phát triển của cá nhân và tập thể. Chỉ có tự trọng mới giúp con người hoàn thiện nhân cách.
Kết đoạn:
Mỗi cá nhân cần xây dựng cho mình lòng tự trọng.
Đề 3
Viết đoạn văn phân tích mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.
Mở đoạn:
- Giữa cái bộ phận và cái toàn thể luôn có mối quan hệ qua lại khăng khít, tác động lẫn nhau.
- Xã hội loài người thể hiện rõ nhất mối quan hệ ấy.
Thân đoạn:
- Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh và điểm yếu, song không thể tự mình làm tất cả mọi thứ.
- Gắn với cộng đồng, các cá nhân tự bổ sung cho nhau, giúp nhau hoàn thiện.
- Cá nhân mạnh thúc đẩy tập thể phát triển; tập thể phát triển tạo điều kiện cho cá nhân phát triển.
Kết đoạn:
- Con người phải biết gắn bó, hoà đồng, xây dựng tập thể.