Trang chủ
Liên Hệ
Truyện
SMS Kute
Học Tập
Địa Lý
Lịch Sử
Sinh Học
Tiếng Anh
Văn Học
Hóa Học
Toán Học
Vật Lý
Tiện Ích
Game Android
Game Online
Game Offline
Ảnh Girl Xinh
Khi vào wap hiện dòng chữ
XtScript Error: Timeout.
bạn vui lòng click
Vào Đây
. Xin Cảm ơn
HangMoiRa.Com
-
Cẩm nang các bí quyết về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Anh Sẽ Cưới Em Thêm Nhiều Lần Nữa
Trang Chủ
Chuyên mục
Truyện Teen
Anh Sẽ Cưới Em Thêm Nhiều Lần Nữa
Xếp Hạng:
Đánh giá:
4.5
/
5
,
bình chọn
khát vọng. Ghét cái xấu. Căm thù kẻ chơi xấu. Muốn xả thân đóng góp điều gì đó cho xã hội – đất nước... Đại loại là hừng hực lửa. Song họ luôn quên một điều. Một điều cực đơn giản: CUỘC SỐNG ĐẸP HAY X́U BẮT Đ̀U TỪ CHÍNH HỌ.
Bạn có ngạc nhiên không nếu biết 19 điều nhỏ bé thể hiện lòng yêu nước trong cuốn sách của người Philippines là “Tôn trọng luật pháp và tuân thủ luật pháp”, là “Giúp đỡ mọi người xung quanh”, là “Luôn nói những điều tích cực về đất nước mỗi khi có dịp...” 0.
Bạn có ngạc nhiên không nếu biết rằng ĐỜI THAY ĐỔI KHI TA THAY ĐỔI?
Chắc hẳn chẳng mấy ngạc nhiên.
Vậy sao bạn cứ muốn làm một anh hùng? Cuộc đời không có nhiều CUỘC CHIẾN để bạn được vinh danh anh hùng đâu.
Bạn đang đấu tranh đòi tiêu diệt cái xấu và chính bạn bằng cách này hay cách khác tận diệt cái xấu.
Nhưng cái nào là cái xấu? Hay cái đi ngược lại quan điểm của bạn là cái xấu? Hay cái mà số đông người đang bảo là xấu tức là nó xấu? Hay khi một người đủ tầm ảnh hưởng bạn nói với bạn về một điều gì đó và phán quyết nó là xấu thì bạn sẽ tin tưởng tuyệt đối nó là cái xấu?
Bạn đang dùng cách gì để tiêu diệt cái xấu? Một cách mạnh mẽ, quyết liệt và mang tính tận diệt (ném đá, chửi rủa, lên án, la ó đòi xử bắn...)? Liệu cách làm của bạn có phải là một cách dùng cái xấu để tận diệt cái xấu?
Như ghế và ghế điện. Cùng một công dụng để ngồi. Nhưng bạn đang ngồi trên ghế điện hay ngồi trên ghế?
Như bắn chết một tên cướp là anh hùng nhưng tên cướp bắn người thì là tên cướp?
Chúng ta ai cũng có lý lẽ của mình.
Những lý lẽ trái chiều nhau tạo thành những mâu thuẫn. Và kẻ mạnh hơn là kẻ đoạt được chân lý. Kẻ yếu là kẻ sai, kẻ xấu.
Vậy thì người trẻ ơi, sao không làm cuộc sống này dễ thở hơn trước khi thành đẹp đẽ.
Bằng cách hãy đừng phân biệt cực đoan hai màu trắng – đen.
Vì cuộc sống đâu chỉ có hai màu ấy?
Bằng cách đừng bảo vệ lý lẽ của mình mà hạ lý lẽ của người khác xuống.
Bằng cách sống chung với khác biệt, tôn trọng sự khác biệt của nhau.
Bằng cách hãy trở thành một người tốt trước nhất nếu muốn cuộc đời này có nhiều người tốt.
Bằng cách yêu người để cuộc đời thêm một yêu thương từ chính bạn.
Đấy, nó chỉ đơn giản như vậy thôi.
Sao cứ phải xoắn tít mãi thế?
Ừ, là vì ta trẻ.
Vì ta chưa thấu đáo.
Vì lửa trong ta mạnh quá!
Lửa để dẫn đường chứ lửa đừng để thiêu chết những người xung quanh.
Hương Đầu Mùa một thuở
Lang thang bằng Google với từ khóa “Hương Đầu Mùa”, tôi gặp lại tôi thời đầu mùa trong leo lẻo ấy. Những ngày xưa thân ái, những người xưa tha thiết!
Sếp gọi điện hỏi: Tú nhớ hội bút Hương Đầu Mùa ngày xưa có ai tên là Nguyễn Việt Hưng không? Tôi cố nhớ mà không thể nhớ nổi. Bèn bảo: Để em Google kiểm tra xem.
Cứ lang thang suốt 19.800 kết quả tìm kiếm của từ khóa này, tôi gặp lại đủ những hỉ nộ ái ố của những bạn đọc từng yêu hội bút của chúng tôi một thời. Ra đời năm 1992, sau ngày ra đời Hoa Học Trò, hội bút thời kỳ đầu với chị Hoa (Trang Hạ) làm bút trưởng. Bút phó là chị Mai (Phương Mai). Với ba tác phẩm đăng báo sẽ trở thành thành viên hội bút Hương Đầu Mùa, những cây bút nổi tiếng ngày ấy có thể kể như Dương Huyền Phương, Đắc Ta Nhăng, Nguyễn Vĩnh Tiến, Lê Thu Thủy, Phong Điệp, Dương Thụy, Phan Hồn Nhiên, Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Châu Giang, Tháng Giêng, Khánh Hạ, Hoàng Xuân Quý, Hoàng Phương, Phạm Thị Thu Thủy, Phạm Hữu Quang, Bản Cô Nương Trăng Tròn... Tôi thời đó mê mẩn những cây bút ấy. Đã từng nhầm một cô gái trên quán Đinh là Phương Mai. Đã từng đuổi theo xe Trang Hạ làm quen. Đã từng háo hức chờ đợi Tôi và Đắc Ta Nhăng của Đặng Thiều Quang, đã từng mơ ước đến một ngày được tham gia Hội bút Hương Đầu Mùa. Cái thời cứ sáng thứ Năm lại chạy đi mua báo xem có bài mình không?
Thế rồi, năm 1994, tôi cũng đạt được ước mơ ấy sau vài bài đăng. Được đi họp Hội Bút vào mỗi sáng Chủ Nhật đầu tiên của tháng ở số 5 Hòa Mã. Được ngồi bên những cây bút đình đám một thời. Những tưởng đó là khoảng thời gian đẹp nhất mà tôi có.
Tôi nhớ, những năm 1995, 1996, những chuyến đi chơi xa với Hội Bút. Nhớ nhất chuyến đi Tam Đảo. Chúng tôi, lứa thế hệ thứ hai của Hội Bút gồm tôi, Nguyễn Phan Hưng, Đỗ Hoàng Ngọc Anh, Chu Minh Vũ, Chu Minh Khôi, Lê Thanh Lương, Phạm Trung Kiên, Phan Thúy Thảo, Dương Nữ Khánh Tương, Chu Thu Hằng, Nguyên Hương, Phạm Thu Thủy, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Hoàng Long... Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nguyên cảm giác đêm Tam Đảo. Nhìn những ánh đèn phía thị xã dưới chân núi như một biển sao. Đẹp đến ám ảnh. Guitare bập bùng đêm lửa trại. Ngày ấy, tôi, Phan Hưng, Ngọc Anh, Phạm Thị Thuy Thủy (Thủy Tễu), Phương Mai... lấy màn của nhà nghỉ trùm đầu đi nhát ma chị Diệu Linh và mấy cô gái mong manh dễ vỡ trong Hội Bút. Ngày ấy, trong trẻo lạ thường. Rồi những chuyến đi giao lưu trường Năng khiếu Sơn Dương, về Ninh Bình, đi Cát Bà...
Ngày ấy, mỗi hôm đến lớp, thầy giáo dạy tiếng Anh của tụi tôi khi đó, thầy Hanh, lại mang vào cho tôi từng xấp thư bạn đọc yêu quý. Thầy Huân dạy Văn, thầy Lĩnh dạy Lý của trường Trần Phú khi ấy rất yêu quý tôi nên thường luân phiên nhau đem thư vào lớp cho tôi.
Năm 1996, kỷ niệm 5 năm báo Hoa và 4 năm Hội Bút, một cuộc bỏ phiếu bầu “ban lãnh đạo” mới cho Hội Bút. Tôi và Phan Hưng đồng số phiếu được bầu làm bút trưởng. Thay thế chị Trang Hạ và Phương Mai (khi ấy bắt đầu làm biên tập viên cho báo). Phan Hưng được chỉ định làm bút trưởng. Tôi lãnh trách nhiệm làm bút phó.
Năm này, Hoa Học Trò cũng bắt đầu rục rịch thay đổi. Từ một tờ báo thuần chất văn thơ, chúng tôi bắt đầu tập tọng viết báo. Phan Hưng là người phản đối gay gắt chuyện làm báo mặc dù trước đó, tôi và anh rất thân nhau. Sau đó là thời MTV bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam làm nên những cái tên như Diễm Quỳnh, Anh Tuấn. Đó là thời Internet bắt đầu le lói khởi phát. So với những tờ báo cùng độ tuổi (và cả phần đông những báo người lớn khi ấy) Hoa Học Trò là tờ báo đầu tiên khai thác Internet. (Về sau, VTV2 của chị Nhật Hoa đã làm nguyên một chương trình về nhóm Chuyển Động Khám Phá của chúng tôi – chuyên mục khai thác bài từ Internet với những cây bút nổi tiếng không kém Hương Đầu Mùa như Vịt Búp (Hoàng Anh Tú), Rệp Điện Tử (Kim Anh), Gấu Bông (Ngọc Anh), Ma Trơi (Nguyễn Anh Tuấn), Me Xào (Vũ Thanh Thủy), Hải Cẩu Trắng (Đặng Lưu Hải, Đặng Lưu Hà), Xoắn Girl (Nguyễn Lê Trang), Khủng Long Bé (Quỳnh Nga – Bé Pink),...
Tôi còn nhớ một buổi tối, chị Trang Hạ, Hoàng Xuân Quý, Đàm Hương Sâm, Hoàng Phương... (toàn các cựu trào) ngồi bàn với nhau về hướng đi của Hội Bút. Chúng tôi cùng đồng quan điểm về sự thay đổi. Những cây bút như Chu Minh Vũ, Kim Ngọc Minh, Hoàng Thư Trang, Đỗ Hoàng Ngọc Anh... đồng loạt đi theo tôi ra xây dựng chuyên mục mới. Vẫn viết truyện, làm thơ nhưng đã bắt đầu nghiêng sang phục vụ báo chí. Loạt truyện ma của tôi ra đời bắt đầu từ ước muốn có nhiều độc giả đọc báo hơn. Đó là thời mà chúng tôi từ giã văn chương theo sở thích để đến với văn chương phục vụ số đông. Chúng tôi thành công với lựa chọn ấy.
Trở lại thời trong trẻo, hội bút. Những sáng chủ nhật đầu tiên của tháng, chúng tôi đi họp Hội bút. Đó là những buổi sáng dễ thương. Nơi tôi có thể gặp những người bạn – những người một thời tôi chỉ thầm ngưỡng mộ họ trên báo. Giờ đây có thể ngồi với nhau, đàm đạo, nói chuyện thơ văn và lãng mạn.
Tôi nhớ những ngày đi học trường Đại học Ngoại Ngữ trên Thanh Xuân. Ngày nào cũng tạt qua nhà Phan Hưng trọ để hai anh em gảy đàn hát hò và nói chuyện sáng tác. Ngọc Anh cũng hay đi với tôi. Và sau này, Ngọc Anh trở thành đệ tử chân truyền của tôi trong sáng tác, làm báo.
Tôi vẫn nhớ ngày tôi dỡ tan một truyện ngắn của chị Trang Hạ ra để tìm kiếm cách viết. Đó là thời tôi viết mãi mà không được đăng. Tôi từng tuyên bố tôi thần tượng chị. Về sau này, chị em thi thoảng vẫn gặp nhau cho đến khi chị sang báo Tiền Phong làm. May nhờ có blog tôi với chị mới liên lạc lại được.
Có một dạo đi họp báo, đến nửa khán phòng phóng viên Văn Hóa Văn Nghệ là những người tôi quen. Vì họ cũng đều là các cây bút Hương Đầu Mùa một thuở. Là chị Phong Điệp, Bình Nguyên Trang, Lê Thu Thủy, Phạm Hữu Quang, Nguyễn Hoàng Long, Dương Bình Nguyên, Chu Minh Vũ... Sau này, tôi không đi họp báo nữa nên không biết bây giờ thế nào.
Bạnđangđọctruyệntại
SinhThanh[
Vậy mà đã 10 năm Hội Bút tan rã. Sự tan rã mà có vài người nói là do lỗi từ tôi. Tôi chẳng buồn vì điều đó. Nó cũng như một cuộc thay đổi đương nhiên. Những bút nhóm của một thời như Hương Đầu Mùa, Vòm Me Xanh, Gia Đình Áo Trắng, Gia đình Phượng Hồng, Hoa Cát, Tây Đô... giờ cũng chẳng còn. Vòm Me Xanh cũng oặt ẹo (tôi cũng là thành viên của bút nhóm này với bút danh Me Ngố – Hoài An Dương – như rất nhiều cây bút ngày xưa có tên trong cả hai bút nhóm lớn nhất ấy).
Tôi không buồn và cũng chẳng tiếc nuối sự ra đi ấy. Là bởi vì chúng tôi đã lớn. Hương Đầu Mùa đã thành Quả Ngọt. Thế hệ kế tiếp không đặt nặng vấn đề thơ văn. Như Kim Ngọc Minh, Hoàng Thư Trang, Chu Minh Vũ... là những thành viên cuối cùng của Hội Bút. Họ không còn lãng mạn và thiếu thực tế như các lớp đi trước. Họ lựa chọn cách xuất hiện khác. Và đương nhiên, hội bút dù không do tôi làm bút phó thì nó cũng tan đi như lẽ đời phải thế.
Những độc giả yêu mến Hương Đầu Mùa thưở xưa giờ ai cũng đã có gia đình. Tin không, khi đọc web trẻ thơ (tôi cũng như nhiều ông bố khác vẫn lén lút vào trang này để xem các bà mẹ đang bàn với nhau cách hành hạ chồng để biết đường chống trả), bao nhiêu bà mẹ nhắc đến tên chúng tôi với niềm tiếc nuối vô hạn.
Một thời như thế, đỏ lửa!
Tôi vẫn giữ chiếc thẻ Hội Bút Hương Đầu Mùa để sau này khoe với Pi.
In love we trust
Tình yêu có thể chết không? Sẽ có nhiều người bảo nó có thể chết. Thậm chí họ còn có thể chứng minh, kể lại, các kiểu chết của tình yêu. Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy. Đã từng nghĩ như vậy!
Thế mới có một dạo, tôi yêu bài hát của cậu bạn tôi: “Khi tình yêu đã chết trong em/ Tâm hồn tôi đen tối như đêm/ Người yêu ơi đã xa rồi/ Bài tình ca ta hát hôm nào...”. Những buổi chiều muộn bên Hồ Gươm, mấy thằng ngồi ôm đàn hát nghêu ngao bài hát này. Đến bây giờ, còn ẩm ướt cả khóe mắt khi nghĩ về.
Tình yêu có thể chết bằng nhiều cách.
Chết vì nó không đủ dung lượng niềm tin cần thiết để sống.
Chết vì nó không đủ cân lạng cảm xúc cần thiết để tồn tại.
Tệ hơn cả, nó cũng có thể chết bất đắc kỳ tử kiểu sớm mai tỉnh giấc, chợt thấy lòng nhẹ bẫng. Thấy lòng thanh thản đến lạ kỳ. Cảm như vừa gột bỏ đi một điều gì đó trong tim mình. Nghĩ mãi rồi sẽ nhận ra, ô hay, tình yêu hôm qua còn làm mình vật vã, sớm nay bỗng biến mất như một làn khói. Biến mất như một làn khói.
Chết cũng có khi vì nhận ra cả hai đã đi đến ngõ cụt cuối cùng. Kiểu điểm tận cùng của tình yêu.
Rồi cũng có khi, trái tim ấy bỗng rung lên khi gặp một ai đó, để chợt nhận ra, đã từ lâu, mình hết yêu bạn tình của mình, tất cả chỉ là thói quen, và bây giờ mới thực sự là tình yêu của mình, người này mới thực là của mình.
Cũng lại có những tình yêu chết vì nó đã bi thương nặng quá! Những tổn thương liên tiếp khiến nó không trụ lại được. Và chết. Chết như cách dứt bỏ.
Thậm chí, có nhiều tình yêu chưa kịp bám rẽ vào đời nhau thì đã bị bão bứng gốc.
Tệ hơn, có khi chưa phải là tình yêu, đó mới chỉ là một cảm xúc nhất thời, vậy mà cũng đã chết.
Khi tình yêu chết đi.
May mắn thì cả hai bên chết cùng thời điểm nên nỗi buồn chia đôi.
Thường thì chỉ có một người thấy được tình yêu chết. Người còn lại đương nhiên, chết đứng vì người kia quyết định ra đi.
Nên mới sinh ra những bi kịch tình yêu.
Nên có một thời tôi mới yêu thích bài hát của cậu bạn tôi sáng tác khi cậu ta thất tình.
Nên có một thời tôi sợ những câu chia tay. Tôi vẫn muốn (và chọn cách) biến mất khi tình yêu gục chết. Mặc dù sau này trưởng thành hơn mới biết rằng biến mất là cách độc ác nhất trong số những cách để chia tay với ai đó.
Tôi cũng như nhiều người vẫn nghĩ, tình yêu có thể chết đi.
Vì phàm vật gì có sinh ắt có tử.
Vì cuộc đời này tự nhiên là rất mong manh.
Vì cảm xúc tự nhiên là rất mong manh.
Vì tình yêu vốn là hữu hạn.
Nhưng bây giờ tôi đã nghĩ khác.
Nghĩ khác đi chứ không phải coi nó là chân lý mới.
Chân lý chỉ dành cho kẻ mạnh.
Chân lý được định đoạt theo số đông.
Chân lý là cái thứ cớ lý để người ta áp đặt nhau có lý.
Tôi chỉ nói, tôi nghĩ khác đi cho riêng tôi và cho những ai cũng nghĩ như tôi.
Tôi nghĩ: Tình yêu không bao giờ chết đi.
Cái chết đi không phải là tình yêu.
Cái chết đi chỉ là cảm xúc.
Cái chết đi chỉ là một mối quan hệ đã chết đi (một phần hay nhiều phần hoặc toàn phần tùy theo hai con người đó muốn sau chia tay mối quan hệ đó sẽ thế nào.)
Còn tình yêu.
Tình yêu thì không chết đi.
Không bao giờ chết đi.
Nó chỉ dừng lại.
Nó chỉ tạm thời dừng lại ở một mốc thời gian cụ thể.
Như người ta ngủ.
Như đóng băng.
Như đóng cánh cửa căn phòng đó lại.
Vậy thôi!
Vì người ta đã từng đến với nhau.
Đến với nhau.
Gieo xuống đời nhau.
Này tên, này tuổi, này màu mắt, mái tóc, đôi tay, cái môi, da thịt...
Này thói quen, sở thích, giọng nói, hơi thở...
Này tính xấu, ưu điểm, tâm hồn, suy nghĩ...
Này những mốc lần đầu cầm tay, lần đầu hẹn hò, lần đầu đi ăn, lần đầu chạm môi, lần đầu gọi điện, lần đầu cãi vã, lần đầu have sex...
Những hạt mầm ấy tùy theo thời gian và cảm xúc mà nó đã thành chồi non, thành cây, thậm chí với nhiều mối tình nó được coi là đại cổ thụ.
Nguyên một vườn được gọi là VƯỜN KÝ ỨC.
Cái vườn ấy có mất đi không?
Có xóa trắng được khoảng ký ức nào trong đời mình được không?
Tôi đồ rằng chẳng ai làm được điều đó đâu.
Vậy thì tình yêu ấy chết đi, giả dụ thế, thì vườn ký ức kia, liệu có phải là đã chết theo?
Tình yêu không chết đi được. (Dù trên thực tế, nhiều người muốn và sẵn sàng mua cả tạ thuốc bả chuột để giết chết tình yêu cũ của mình bởi tình yêu ấy đã làm hỏng cả một phần đời của họ.)
Nó không chết đi được đâu, tình yêu ấy, không thể giết chết được nó.
Dù bạn chơi trò ghép đè lên tình yêu cũ bằng một tình yêu mới.
Cái trò “bánh gối” ấy chỉ lừa mị cảm xúc bạn nhất thời mà thôi.
Vậy tình yêu đó cứ sống mãi vậy sao?
Chưa chắc!
Nó sống mãi với mốc thời gian bạn đã có nó mà thôi.
Nó giống như vết sẹo trên tay bạn.
Nó giống như vết chàm trên thân thể bạn.
Bạn chỉ có thể quay lưng lại với nó.
Chứ bạn không thể đá văng nó ra khỏi chuỗi thời gian bạn đã sống.
Tình yêu không thể chết nhưng nó có thể cũng chẳng sống tiếp được khi bạn đã bước qua nó, hoặc tệ hơn, quay lưng lại với nó.
Bước qua nó.
Bằng sự trọn vẹn cho ngày hôm nay.
Bằng sự khát khao và đầy hy vọng ở ngày mai.
Thì tình yêu ấy, tình yêu đã hết hạn sử dụng ấy, sẽ nằm lại (và mờ nhạt dần) trong ký ức của bạn.
Vậy tức là nó đã đóng băng.
Nó đã ngủ một giấc dài thật dài.
Nó đã không còn cục cựa nổi nữa.
Chứ không phải nó đã chết.
Cũng như với nhiều người, vết chàm trên thân thể theo thời gian biến mất.
Cũng như với nhiều người, vết sẹo tiêm phòng ngày thơ bé theo thời gian cũng biến mất.
Biến mất với mắt thường nhìn vào song với cảm xúc, trục tọa độ cảm xúc, vết sẹo ấy, vết chàm ấy vẫn có mặt.
Một khi đã hiểu ra điều này, lòng bạn sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng.
Liệu có phải do tôi luôn chọn cách nhìn quá khứ bằng con mắt bao dung nhất nên mới nhận thấy điều đó không?
Liệu có phải vì tôi là người luôn trân trọng từng mảnh vụn ký ức nên mới thấy ra điều đó không?
Tôi không biết.
Tôi thực sự không biết đâu.
Chỉ biết rằng, tôi tin tình yêu không chết bao giờ.
Để tin rằng ai đã yêu, đang yêu đều sẽ trân trọng tình yêu của mình.
Bởi nó không chết nên nếu không trân trọng đủ, ngày nào đó, nó đi qua rồi nhưng vẫn sẽ làm đau đớn bạn.
Bởi dù giỏi giang cỡ nào, biến ảo ra sao thì bạn cũng sẽ không bao giờ chạy trốn khỏi chính bản thân mình.
Không ai có thể chạy trốn khỏi bản thân mình được.
Không – một – ai!
Đầu tuần, viết một bài về tình yêu đều nhớ và ghi lại những ngày đã qua!
Nhan đề bài viết là tên một bộ phim rất hay vừa xem chiều Chủ Nhật. Phim của đạo diễn Vương Tiểu Soái (TQ) – tác giả của Xe Đạp Bắc Kinh. Bộ phim này (IN LOVE WE TRUST) đoạt giải Gấu Bạc dành cho biên kịch xuất sắc trong Liên hoan phim Berlin vừa rồi. Bộ phim kể về một người mẹ vượt qua các rào cản đạo đức để cứu con mình – đứa con năm tuổi bị bệnh bạch cầu. Bà mẹ Mai Trúc cùng ông bố Tiêu Lộ đã ly dị bốn năm. Cả hai đều có gia đình riêng sau đó. Vì Hảo Hảo – con gái chung của họ bị bệnh, cần phải lấy tủy của anh, chị em ruột thì mới cứu được nên Mai Trúc quyết định phải sinh thêm đứa thứ hai với người chồng cũ là Tiêu Lộ. Bi kịch đớn đau cho cả bốn người: Mai Trúc, Lão Tạ (chồng mới của Mai Trúc), Tiêu Lộ, Đổng Phàm (vợ mới của Tiêu Lộ). Xem mới thấy sự hy sinh kinh khủng đến thế nào của một người mẹ. Xem để thấy rằng sự trung thực luôn làm cho người ta rơi nước mắt. Nhìn poster phim cứ tưởng phim sex nhưng trừ vài cảnh nóng bắt buộc theo diễn biến của phim ra thì đây quả là một phim đáng để xem lại cả chục lần như Xe Đạp Bắc Kinh của Vương Tiểu Soái (cũng đoạt Gấu Bạc trong Liên hoan phim Berlin trước đây).
Xa tận chân trời, gần ngay trước mặt
“Những xa xưa tuyệt vời, chỉ dành cho ai sống xa hiện tại. Niềm vui đã có trong tay. Còn tìm đâu mãi mãi.” (Một Tình Yêu – Đức Huy).
Một vài thất vọng sẽ khiến ta chép miệng luyến nhớ xa xưa. Phải ngày xưa ấy, mình oanh oanh lẫm lẫm biết bao nhiêu. Phải ngày xưa ấy, mình thật thế này, mình thật thế kia...
Một vài tủi thân sẽ khiến ta nhìn đằng đông thấy tên A bỏ ta một quãng đường xa lắc. Nhìn đằng Tây thấy tên B sao mà hạnh phúc và sung sướng hơn ta. Rồi tủi thân chồng chất tủi thân.
Một vài buồn chán sẽ khiến ta chép miệng nói giá như thế này, giá như thế khác.
Rồi cứ mải mê so sánh ta với thiên hạ.
Rồi cứ tẩn ngẩn tần ngần nhung nhớ thuở xa xưa.
Tôi biết có nhiều người như thế!
Chính tôi cũng đã có thời như thế!
Và cả bây giờ, có đôi lúc, cái ghen tị làm tôi thở dài.
Hạnh phúc là gì?
Người ta có nhiều cách để định nghĩa cho hạnh phúc.
Tôi chỉ có cách đơn giản. Tự hỏi mình: Có vui không? Nếu vui tức là điều đó làm cho tôi hạnh phúc.
Vậy thôi!
Vậy thì cớ gì tôi cứ đi kiếm tìm chuẩn mực hạnh phúc của người khác để làm khó cho mình?
Họ có một công việc tiền tỉ, tôi có một đam mê đeo đuổi.
Họ có nhà đẹp tôi có ngôi nhà lúc nào cũng ríu rít tiếng “Bố ơi, Pi yêu bố lắm!”
Họ có xe ô tô, tôi có Vespa pành pành về đến sân nhà, trên tầng tư đã nghe giọng em Cún: A, bác Tú về!
Họ có vợ đẹp như người mẫu, chân dài đến nách, tôi có vợ béo đêm lạnh thế này ôm ấm phải biết, chân ngắn hơn chân tôi nên đuổi không kịp tôi.
Và dám chắc, họ sẽ không có Pi Nhắng được nhiều người yêu thương thế này đâu.
Nói thế chẳng hóa ra tôi đang AQ tự thỏa mãn với những gì mình có kiểu củ chuối: Ta về ta tắm ao ta/ Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn chăng?
Không!
Tôi không có sự tự hào quá thai ấy!
Tôi chỉ có những giới hạn hạnh phúc mà tôi xứng đáng có được.
Đó là một công việc thu nhập bằng đúng những gì tôi cống hiến, bằng đúng những gì năng lực tôi có được. Khi nào năng lực thực tế của tôi cỡ Bill Gates, tôi sẽ đòi lương triệu đô. Còn tôi bây giờ, chỉ là tôi. Lương tính triệu đồng. Thì sao cứ muốn tiền tỉ khi mà khả năng của tôi chỉ đến thế?
Đó là một gia đình nhỏ ấm áp được mua bằng chính mồ hôi công sức của hai vợ chồng chứ không nhờ cha mẹ để lại.
Đó là bản thân tôi stress vì công việc chứ không bao giờ bị stress vì cuộc sống hôn nhân hay vì những con người tôi đã tin cậy.
Tôi có đúng bằng những gì tôi đang sở hữu.
Thậm chí, còn có những điều may mắn hơn.
Xa tận chân trời, gần ngay trước mặt.
Tôi biết tôi là ai, tôi thế nào.
Đủ để kiểu hãnh với những điều đã đạt được chứ không kiêu ngạo.
Đủ để hiểu và trân trọng những gì đang có chứ không hậm hực với những điều chưa có.
Đủ để tiếp tục phấn đấu đạt thêm những mức level cao hơn level hiện tại chứ không phải thấy level xa tít mà chùn bước, thấy level thấp hơn mình mà ngông nghênh.
Và con trai của bố!
Trước khi đòi hỏi ai đó phải làm điều gì cho mình, hãy hỏi bản thân mình đã làm điều gì cho họ trước.
Trước khi đòi một quyền lợi, hãy hỏi xem trách nhiệm của mình đã tới đâu?
Quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn (Spider Man).
Khi làm một công việc gì đó, hãy tìm kiếm kết quả tốt nhất có thể thay vì nghĩ về tiền bạc có được, danh vị có được. Vì tiền bạc và danh vị là cái đến sau chứ không phải động cơ thúc đẩy công việc.
Và bài viết này, dành cho con, cho mai sau. Một hôm con mơ mộng và ảo tưởng hãy đọc lại.
Tiếc công yêu
Có những người tiếc công yêu đã sáu, bảy năm nên không dám bỏ để rồi ôm ấp mối tình nhạt hơn nước ốc mà kêu đời bất công với ta quá!
Ngày xưa, Phương Mai – đồng nghiệp, bà chị và cũng là chiến hữu nhiều phi vụ đen tối với tôi đã nói trước khi tôi lấy vợ. “Mày phải xác định rõ ràng Tú ạ! Ở đời ngu nhất là ba thứ hôn nhân này. Một: Vì bố mẹ bắt cưới mà cưới. Hai: Vì mang bầu mà phải cưới. Ba: Vì yêu quá lâu mà phải cưới.” May thay, tôi cưới không vì ba lý do đó. Vì cả ba lý do đó, tôi đều thấy sau mỗi cuộc ly dị của những người tôi biết. Nhiều nhất vẫn là lý do thứ ba. Là tiếc công yêu nhau mà lấy nhau.
Tiếc công yêu nhau mà phải cưới nhau. Đã yêu vài ba năm nên không muốn thay đổi, ngại thay đổi. Bao nhiêu đôi đã như vậy?
Tình yêu là một điều kỳ lạ. Nó khác với tình bạn lắm! Tình bạn là quá trình tích lũy nhiều năm còn tình yêu lại là một cảm giác nhất thời. Tình yêu không đến vì người ta đã ở bên nhau quá lâu. Ai đó đã nói lửa gần rơm chỉ là thứ tình gá gẩm. Có những người chơi với nhau cả chục năm là bạn bỗng một hôm lại thấy yêu nhau đó là vì hôm đó, trái tim trúng tên. U mê bao năm một ngày sáng tỏ. Chứ nếu ai đó nói họ chơi với nhau lâu dần biến chuyển thành tình yêu thì thật chẳng tin cho nổi.
Cũng chính vì lẽ đó. Một tình yêu lâu năm mà chưa cưới (trừ lý do học hành, bận chính đáng) thì thường tình yêu đó rất dễ bị mủn đi. Vì tình yêu như một cái cây dễ chết. Chỉ thiếu chăm bón một lúc là nó có thể lăn ra chết ngay được. Nó khác tình bạn. Tình bạn bị bỏ đói nhưng khi cho ăn, vẫn có thể sống lại. Chứ tình yêu bị bỏ đói sẽ chết ngay. Thế nên, yêu nhau lâu mà không chăm sóc tương xứng, nó sẽ chết. Cái còn lại chỉ là lớp vỏ tình yêu mà thôi.
Có những tình yêu nhạt như nước ốc rồi mà người ta vẫn ôm khư khư nó vì tiếc công yêu từng đó năm. Cũng khó ai có thể từ bỏ nếu như không có một tác động mạnh đến nó. Những tình yêu nhạt như thế vẫn sống chỉ vì có nhiều người phải “bánh gối” mới từ bỏ nó đi. Tức là phải có người thay thế mới đủ dũng khí kết thúc.
Sự thay đổi một thói quen là rất khó đối với những người bản lĩnh kém. Có bao nhiêu người dám bỏ một tình yêu vài năm để đổi lấy một tình yêu vừa tức thì? Chỉ có những người bản lính lắm mới dám làm vậy. Mà trong khi đó, ai cũng nói: Tình yêu không toan tính thiệt hơn. Nhưng đúng là phải toan tính thì mới chọn sự an toàn thay vì quyết định rẽ ngang.
Khi phải quyết định một điều gì đó trong tình yêu, người ta vẫn viện dẫn trái tim để nói song đôi khi, người ta lại cố tình không nghe thấy cũng vì cái sự tiếc công yêu này mà ra. Phải! Tiếc công yêu!
Tim để trên đầu
Khi yêu nào ai dám cho mình là tỉnh táo? Nếu còn tỉnh táo thì đã chẳng phải là yêu. Ừ, yêu là tim để trên đầu.
Xưng danh là quân sư từ những ngày bé tí. Tôi thích làm Gia Cát Khổng Minh, thích làm Trí Đa Tinh Ngô Dụng. Ngày bé, đọc Tam Quốc Chí và Thủy Hử, mơ làm hai nhân vật đó. Đến sau này, lớn lên thì làm quân sư cho đám bạn bè. Nhờ tôi mà Khôi ngày ấy cưa đổ Linh. Quân ngày ấy cưa đổ Lan. Minh ngày ấy cưa đổ Hải. Đã từng tưởng mình là quân sư số một. Sau lớn hơn nữa mới hiểu rằng họ yêu nhau chẳng phải là do tôi bày cách. Mà bởi lòng họ đã có nhau. Cách của tôi chỉ là để họ có thêm cớ để đến với nhau nhanh hơn. Chẳng thế sao mà hết ba năm cấp ba tôi vẫn là Tú Cô Đơn không mảnh tình vắt vai dù có trăm phương ngàn kế có thể làm phụ nữ rung động. Những trò lãng mạn thuộc như chỉ tay của mình.
Làm quân sư không chỉ là cung cấp dịch vụ mà còn lo cả phần hậu mãi, chăm sóc khách hàng. Khi chúng nó chưa yêu nhau thì phải tìm cách để chúng nó yêu nhau. Lúc nào nên tặng quà, khi nào nên hôn, buổi nào nên hẹn hò. Chúng yêu nhau rồi thì lại phải chạy theo lo cho tình yêu đó thêm đẹp. Không nhàm chán. Lúc chúng giận nhau lại tìm cách phân xử, khéo léo hòa giải. Nhất nhất làm thân quân sư. Đôi khi cũng chạnh lòng vì khi chúng nó giận nhau, mình thành cứu tinh. Khi nó hòa giải, mình thành... tinh tinh. Gặm nhấm nỗi cô độc không có ai đi chơi cùng. Thiết tưởng ai đã từng trải qua nghề quân sư hẳn đã hiểu. Hoặc ai đang cô đơn sẽ lại càng hiểu hơn cái cảm giác tối thứ Bảy không có ai bên cạnh. Nó lạnh lẽo. Nó hoang liêu làm sao.
Nghề quân sư còn một cái khổ nữa. Đó là nếu cho một lời khuyên sai có thể sau này sẽ không còn mặt mũi nào nhìn lại thân chủ. Đó là khi mình thấy đối phương của thân chủ mình chuối ỉn. Mình bèn lộ rõ quan điểm của mình. Lên tiếng nói về những cái chuối ỉn đó. Hay thậm chí, khi thân chủ khóc nấc lên vì bị bỏ rơi. Mình bèn phản ứng dữ dội. Lên tiếng chỉ trích đối phương của thân chủ không ra gì. Với hy vọng rằng thân chủ không nên tiếc cái kẻ chuối ỉn đó. Như trường hợp một cô gái có bạn trai là kẻ không ra gì. Chuyên lợi dụng mối quan hệ để làm tốt cho bản thân. Mình lên án hắn. Mình bảo: Đàn ông thế là hèn. Đại loại nói hắn không ra gì. Thế mà sau đó, thân chủ của mình lại quay lại với y khiến mình không còn mặt mũi nào nói gì hơn nữa. ́y gọi là tai nạn nghề nghiệp.
Tai nạn trước đây đối với tôi là cả một vấn đề gây thất vọng kinh người. Tôi thất vọng vì tại sao thân chủ của mình lúc đó lại lên tiếng chửi bới cay nghiệt y đến thế. Mà sau đó lại đã quay lại với nhau. Thất vọng vì đối phương của thân chủ mình củ chuối đến thế sao thân chủ mình vẫn mù quáng mà quay về? Thất vọng còn là vì người ta yêu nhau mà như mù cả lũ vậy.
Sau này tôi càng thấm thía hơn. Có một hồi kiên quyết không quân sư nữa. Nhưng khi bạn bè gặp chuyện, không chia sẻ được thì cũng không cam tâm. Thế là lại giúp. Rồi lại đau khổ vì thất vọng. Tôi rất kém trong khoản chịu đựng nnt hất vọng về con người. Chỉ một chút xíu thất vọng về ai đó mình quý mến, có thể làm cho tôi cả ngày (thậm chí cả tuần, cả tháng hay cả đời) phải rầu rĩ.
Nhưng rồi sau này tôi mới hiểu: Tình yêu thực sự là tim để trên đầu. Khi yêu chẳng ai tỉnh táo cả. Ai cũng như những kẻ mù lòa. Vẫn biết, có kẻ mạnh mẽ, lòng tự trọng cao, tự ái nhiều. Song cũng chẳng ai thoát khỏi những mê chướng khi yêu. Càng yêu sâu sắc bao nhiêu càng mù lòa bấy nhiêu. Cái mù lòa khiến cô gái ấy, chàng trai ấy làm cả những chuyện mà ngày thường họ lên án. Ôi, tình yêu! Nếu có một người yêu tốt, tình yêu đó khiến đôi trẻ trở nên dễ thương. Còn nếu gặp một người yêu không ra gì, tình yêu đó sẽ hủy diệt đôi trẻ. Thậm chí, họ tự hủy diệt nhau vì yêu. Không phải chỉ là sẵn sàng lấy cái chết để minh chứng tình yêu theo dạng: Em có thể chết vì người em yêu. Song những cái tương tự thì rất nhiều. Đánh mất bản thân mình cũng là một cái chết tương tự như cái chết thể xác. Đánh mất những nguyên tắc bản thân. Đánh mất bạn bè. Đánh mất những thói quen. Đánh mất ký ức. Đánh mất tương lai. Đánh mất cả những thứ thuộc về mình và cả những thứ không thuộc về mình.
Yêu là tim để trên đầu là thế!
Chẳng ai khuyên cản được.
Một tỉ quân sư thì có đến tỉ mốt quân sư đều buông tay.
Tôi đôi khi sợ hãi tình yêu là như thế!
Cây cầu không tay vịn
Tình yêu mà không có lòng tin thì khác nào một cây cầu không tay vịn? Yêu kiểu đó, chênh chao và dễ vỡ tim lắm! Tình yêu mà không có lòng tin vào nhau thì đúng là quá mạo hiểm. Phải cỡ nghệ sỹ xiếc mới dám yêu kiểu đó. Thế mà hóa ra, đời còn rất nhiều nghệ sỹ xiếc như thế! Yêu – rất yêu. Còn tin: phải xét!
Tôi đã từng phải kết thúc một tình yêu vừa mới chớm nở chỉ vì phát hiện ra cô gái đó là một nghệ sỹ xiếc. Trước ngày gặp vợ tôi bây giờ, tôi có quen một cô gái. Tất cả mới chỉ bắt đầu bằng sự quý mến không hơn. Nhưng mỗi ngày, cô ấy lại gọi cho tôi không dưới 30 cuộc điện thoại chỉ để hỏi vu vơ kiểu cái này thì thế nào, cái kia thì ra sao? Tôi vốn là kẻ không thích bị kiểm soát. Nhất là khi ấy, với bản tính nghệ sỹ, mơ mộng, tôi giống một con ngựa hoang hơn. Tôi sợ sự kiểm soát ấy. Tôi bỏ trốn. Cho đến mãi sau này, cô ấy vẫn còn hận tôi vì cái cách tôi biến mất khỏi cuộc đời của cô ấy như thế. Cũng có người bạn của tôi lý giải: Nó yêu mày quá mức nên nó muốn nghe giọng mày hàng ngày thôi mà! Khi người ta yêu nhau quá mức sẽ rất dễ khiến người ta làm những việc quái đản như vậy.
Tôi cũng có một câu bạn khá thân. Chúng tôi, hai thằng đàn ông không có bất cứ một triệu chứng, biểu hiện nào để có thể nói là có vấn đề về giới tính với nhau. Thậm chí, chúng tôi cũng ít khi gặp nhau. Nhưng rồi, cô bạn gái của cậu ta đã bắt cậu ấy phải đưa máy cho tôi khi chúng tôi ngồi cà phê với nhau. Để chắc chắn rằng cậu ấy nói đúng. Tôi cũng từng nghĩ: Biết đâu, cậu bạn tôi đã làm mất niềm tin nơi cô bạn gái? Cậu ấy đã từng nói dối cô ta chẳng hạn? Nếu đã không tin nhau sao còn yêu nhau? Tôi luôn tin rằng tình yêu mà không có lòng tin thì đó chỉ là đam mê nhau, hấp dẫn nhau. Nhưng cậu bạn đó lại lý giải rằng: Vì cô ta quá yêu tao thôi. Chứ mày biết tính tao rồi, tao có bao giờ léng phéng với ai ngoài nó đâu? Tôi tin. Vì cô ấy đúng là mối tình đầu của cậu ta.
Rồi mới đây, tôi cũng được nghe một câu chuyện như thế. Khi cô gái ngồi với bạn gái của cô ta, cậu bạn trai liên tục gọi điện vào máy cô ấy để chắc chắn rằng cô ấy đang ngồi với bạn gái. Tôi đã từng bảo: Yêu kiểu đó thì mệt lắm!
Yêu kiểu đó thì đúng là rất mệt.
Cho đến lúc này, sau 35 năm sống, tôi vẫn khẳng định quan điểm của cá nhân tôi rằng KHÔNG CÓ TÌNH YÊU NÀO MÀ KHÔNG XY DỰNG TRÊN NIỀM TIN CẢ. Yêu nhau mà không tin nhau thì chắc chắn tình yêu đó không gọi là tình yêu.
Nhưng.
Nhưng vẫn có những người đang yêu mà không tin.
Rất yêu anh nhưng kiên quyết chẳng tin anh.
Vì họ đã từng bị lừa dối.
Vì họ có một lịch sử đớn đau về niềm tin bị đánh cắp.
Vì họ luôn sợ hãi kẻ thù nào cuỗm mất tình yêu của họ. Tạm gọi là ghen.
Vì họ thích kiểm soát cuộc đời của người khác.
Hay vì họ cũng chẳng ý thức được rằng họ đang suy diễn linh tinh về một điều không có thật. Họ không tin vào đối phương mà chỉ tin vào sự suy đoán lăng nhăng của mình.
Vẫn có những tình yêu không niềm tin như vậy.
Và sẽ là bi kịch nếu họ cưới nhau.
Thế nên, tôi luôn cầu trời cho những ai yêu nhau mà không tin nhau thì mãi mãi đừng lấy nhau. Vì có lấy nhau rồi thì cũng bỏ nhau nếu không sửa trị đầu óc mình, củng cố niềm tin của mình.
Giá trị của niềm tin là danh dự, nhân phẩm, đạo đức, con người, lòng tự trọng.
Nếu bạn đã từng bị nghi ngờ khi bạn hoàn toàn trong sạch. Bạn sẽ hiểu cái đau đớn của sự bị nghi ngờ nó thế nào? Bạn sẽ thấy đau nhói ở tim mình nếu một người bạn thân của bạn nghi ngờ bạn. Chắc chắn đấy! Đau lắm! Xót lắm!
Và nếu bạn từng đau, từng xót vì lẽ đó, bạn sẽ hiểu giá trị của niềm tin lớn như thế nào.
Tôi đã từng bảo vợ tôi: Nếu sau này, Pi mà không tin bố nó, chắc chắn, anh sẽ bỏ nhà đi. Anh sẽ không thể sống bên cạnh con khi nó không còn tin bố nó. Sẽ là khủng hoảng vô cùng, với tôi, nếu như con tôi – đời của tôi – không tin cậy nơi bố nó.
Tin.
Tin một người có khó lắm không?
Hay vì tôi luôn sống cả tin nên thấy điều đó là dễ?
Vì quả thật, tôi sống được đến bây giờ là vì tôi luôn tin vào tất cả những gì tôi yêu thương.
Tôi sợ hãi vô cùng nếu như sự yêu thương nào đó của đời tôi làm cho tôi không còn tin tưởng nữa.
May mà không bao giờ điều đó xảy ra.
Như với em ruột tôi, người không bao giờ thích nói thật, luôn nói dối. Đã từng dối gạt tôi, dối gạt bố mẹ tôi không biết bao lần. Triệu lần, tỉ lần, mỗi ngày, mỗi lời. Song tôi vẫn có thể tin tiếp chỉ cần cô ấy hứa. Dù sau đó, cô ấy có tiếp tục lừa dối tôi, thì tôi cũng lại chỉ cần thêm một lời hứa nữa để tin tiếp. Vì đó là ruột thịt của tôi. Vì đó là máu mủ của tôi. Và vì bản thân, trong sâu thẳm con người của tôi còn tình yêu rất lớn với cô ấy. Một tình yêu không định lượng nổi. Và tình yêu thì luôn đi cùng niềm tin. Còn tin là còn yêu và còn yêu là còn tin.
Với vợ con mình cũng vậy. Tôi không bao giờ nghi ngờ cô ấy. Dù cho có thấy cô ấy đi với người khác ngoài đường, tôi vẫn sẽ nghĩ rằng tôi hoa mắt. Tôi luôn tìm mọi cách để biện giải điều đó vì tôi yêu cô ấy. Đơn giản chỉ vậy thôi. Và yêu tức là tin. Còn nếu đã không tin thì tốt nhất nên cắt đứt quan hệ. Vì tình yêu không có niềm tin khác gì cây cầu không tay vịn. Tôi nào phải diễn viên xiếc thăng bằng mà có thể đi qua nổi cây cầu kiểu đó? Có thể có lúc ghen tuông mà nói rằng mình nghi ngờ này kia. Song sự nghi ngờ đó chỉ là một suy nghĩ tức thời. Vì nếu nghi ngờ khiến tôi phải để ý thì chắc chắn, tôi sẽ chủ động nói lời chia tay. Bởi tôi cực đoan vô cùng với thứ tình yêu không niềm tin.
Tin vào một ai đó cũng chính là yêu một ai đó.
Nói anh yêu em/ em yêu anh sẽ chỉ khiến trái tim này rung động.
Nói anh tin em/ em tin anh sẽ khiến cuộc đời của họ thuộc về mình.
Điều đó có cần dẫn chứng nào để chứng minh không?
Sự ích kỷ ngu si
Con người ai cũng ích kỷ. Về mặt nào đó, ích kỷ trong mức độ có thể chấp nhận được thì vẫn nên khuyến khích. Chẳng hạn trong tình yêu, ích kỷ là có thật. Ích kỷ không cho phép anh chàng (cô nàng) của mình yêu ai khác ngoài mình. Ích kỷ có mức độ là sự tự bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Nhưng chỉ có mức độ thôi, chứ khi sự ích kỷ đó gây tổn hại cho người khác thì là sai. Cho dù, nó có lý do chính đáng đến đâu đi nữa.
Trong tình yêu, ai cũng biết, sự kích kỷ có tồn tại. Đó là không muốn bạn gái (bạn trai) mình yêu ai khác ngoài mình. Nếu chỉ thế thôi thì chấp nhận được. Nhưng nếu vì thế mà cấm đoán, kiểm soát, ghen tuông lồng lộn lên; Dùng mọi biện pháp cầm tù đối phương hoặc công kích đối thủ thì rõ ràng, sự ích kỷ đó là bệnh hoạn. Vì tình yêu xây dựng trên niềm tin. Nếu đã không tin nhau thì nên kết thúc tình yêu đó. Vì tình yêu thiếu sự tin tưởng sẽ là sự hành hạ nhau ghê gớm lắm. Hành hạ người mình yêu và hành hạ chính bản thân mình.
Trong tình bạn, ích kỷ khi muốn bạn mình chỉ chơi với mình thân nhất trong cả đám thì được. Vì ai mà chẳng muốn vậy? Nhưng nếu muốn bạn mình chỉ được chơi duy nhất với thôi thì là sai. Làm bạn thân với nhau chứ không phải bạn tù của nhau.
Sống trong một cộng đồng, nghĩ đến bản thân mình trước nhất, yêu bản thân mình trước nhất là đúng. Nhưng nếu chỉ nghĩ đến mình mà phớt lờ kẻ khác, chỉ yêu bản thân mình mà thờ ơ với tất cả thì là sự ích kỷ ngu si.
Không có một tài liệu nào nói người Việt mình ích kỷ hơn các dân tộc khác. Song tôi luôn có cảm giác như vậy trong suốt nhiều năm tôi sống. Đó là những nỗi buồn và thất vọng len lỏi trong sâu thẳm tôi. May mà tôi vẫn cả tin rằng tôi chỉ là mới thấy một bộ phận nhỏ trong 85 triệu dân. Tôi vẫn cả tin vào số còn lại, những người tôi chưa gặp, còn có biết bao người tốt, không ích kỷ đến vậy. Và sự cả tin đó nuôi tôi sống vui vẻ yêu đời cho đến bây giờ.
Đó là những câu chuyện về những người hàng xóm lúc nào cũng chăm chăm tìm cách hơn nhà bên cạnh. Thấy họ mua ti vi, mình phải mua ti vi to hơn. Lấn nhau từng cm đất. Đó là hai người phụ nữ trước thân thiết bao nhiêu, khi cả hai cùng bán phở, họ chửi nhau không ra gì. Họ lấn nhau từng vỉa gạch một. Khách bên này chỉ chạm mũi xe sang vạch vôi ngăn hai bên là bên kia chửi khách khơi khơi. Đó là hàng phở tôi hay ăn bỗng dưng bán thêm nước trà đá mặc dù bên cạnh, hàng xóm của họ đã bán trà đá cả chục năm nay. Đó là hai lần yên xe của tôi bị rạch bởi những người hàng xóm tốt bụng muốn tăng thu nhập cho các bãi giữ xe. Là vì tôi không chịu gửi xe. Là vì xe tôi có thể vứt giữa đường mà không lo trộm cắp. Là vì những lý do rất trời ơi đất hỡi khác mà tựu trung chỉ là sự ích kỷ muốn bành trướng cái TÔI của họ. Đó cũng lại là những người biết kẻ khác sai nhưng khoanh tay ngó lơ tự nhủ: Nó sai cho nó chết. Nhắc nó làm gì để nó sửa, nó lại hơn mình thì sao?
Ở một vài câu chuyện, ích kỷ thành TRANH SỐNG. Ai cũng cố lấn một tí để hơn người khác một cái đầu xe. Đó chẳng phải là sự phấn đấu vươn lên. Đó là sự ngu si gây ra tình trạng tắc đường chứ chẳng được ích gì. Cuộc sống có bao nhiêu sự tắc đường chỉ vì lòng ích kỷ ngu si, sự TRANH SỐNG ngu muội ấy?
Ở vài câu chuyện khác, sự ích kỷ thành VÔ TM, thậm chí ĐỘC ÁC và HÈN HẠ. Yêu bản thân mình mà mặc kệ người khác sống thế nào (chết đi thì vui hơn). Nhưng lại cố mà bành trướng cái TÔI của mình ra càng to càng tốt. Cái TÔI càng to thì cái Đ̀U càng nhỏ.
Cũng có vài câu chuyện, ích kỷ lại thành sự TỤT ḤU. Không chia sẻ với ai. Chỉ khư khư giữ lại cho mình những tưởng như thế thì người khác không thể vượt qua mình. Cái này vẫn thường thấy ở các công sở. Khi bố tôi bảo: Đừng dạy hết võ, hãy giữ lại vài miếng mà phòng thân. Đấy là câu chuyện mèo dạy hổ nhưng giữ lại miếng võ trèo và cuối cùng, thoát khỏi nanh vuốt của Hổ. Truyện cổ tích là vậy. Ai cũng thấy đúng. Ai cũng học theo mèo. Nhưng mèo có khi nào thành CHÚA SƠN LM? ́y vậy mà ai cũng thấy mèo hay mới kỳ lạ. Tôi thì lại không như thế. Thậm chí, trong nhiều mâu thuẫn giữa tôi với bố mình, đây cũng là một điều góp phần tỏng đó. Khi bố tôi muốn tôi học theo mèo nhưng tôi lại muốn học theo cây nến Cháy hết mình. Cho hết tất cả. Vì những gì tôi có đâu phải do tôi tự có? Tôi cũng được học từ nhiều người. Vậy thì sao tôi phải ích kỷ giữ ngón nghề riêng cho mình? Tất nhiên, tôi không dại gì mà truyền thụ cho ai tôi không tin tưởng. Còn với anh em, đồng nghiệp chiến đấu cùng tôi, cứ thử hỏi bất cứ ai trong số họ xem, tôi có khi nào che giấu họ điều gì? Bố tôi vẫn bảo tôi ngu vì điều gì. Nhưng tôi không cảm thấy mình ngu.
Sự ích kỷ ngu si còn thể hiện bằng nhiều những câu chuyện khác nhau mà trong khuôn khổ một bài viết không thể truyền tải hết được. Chỉ có thể điểm mặt gọi tên vài trường hợp. Có thể mọi người đồng ý hay không đồng ý với quan điểm sống của tôi, cách tôi nhìn nhận vấn đề. Nhưng tôi sẽ không ích kỷ mà áp đặt mọi người sẽ phải nghe theo.
Vì cuộc đời đó, có bao lâu, mà sống khư khư như vậy?
Vì nếu bạn CHO ĐI tức là bạn đã NḤN LẠI ngay từ lúc bạn CHO ĐI chứ không phải chờ đợi quá lâu. Bạn sẽ NḤN LẠI ngay sự sảng khoái trong bạn. Bạn sẽ NḤN LẠI ngay sự ThOẢI MÁI trong thâm tâm bạn. Và sau đó, nếu người được cho cảm ơn bạn, bạn sẽ có lời cảm ơn đó như một món quà lớn. Và nếu người được cho biết ơn bạn, bạn sẽ có một tương lai phía trước một người yêu thương bạn. Vậy thì sao không CHO ĐI để NḤN LẠI trước hết là chính sự THĂNG HOA một cảm hứng riêng bạn?
Vì nếu bạn sống chia sẻ thì bạn sẽ chẳng bao giờ lo thiếu thốn.
Vì nếu bạn sống vì người thì bạn sẽ chẳng bao giờ lo thiếu người vì mình.
Làm một điều cho một ai đó không phải để chờ đợi ai đó ghi nhận. Mà chính bản thân bạn ghi nhận. Cả những người xung quanh đó cũng ghi nhận. Điều đó cũng là một HẠNH PHÚC.
Tình cũ nhạt rồi
Tình cũ nhạt rồi
Người xưa đã khác
Ngơ ngẩn nói cười
Lòng đau như cắt
Nhủ lòng: Quên thôi!
Nhủ lòng: Cũ rồi!
Yêu dấu chìm trôi
Mây xám váng đầu
Đôi bàn tay đau
Ký ức cũ nhàu
Hương xưa phai màu
Tình giờ xưa sau
Ngực mình, khoảng trắng
Gió lùa chênh chao
Cà phê nguội đắng
Cả vào chiêm bao...
“Thôi về đi, đường trần đâu có gì? Tóc xanh mấy mùa?”
(Trịnh Công Sơn)
Cũ rồi. Nhạt rồi. Tình xưa chết rồi. Tóc xanh được bấy nhiêu mùa? Thôi, về thôi!
Tình 11 năm ấm đượm nghĩa tử sinh bây giờ nguội lạnh. Nhìn lại còn quay quắt, rưng rưng. Đau đến thắt lòng mỗi khi chạm mặt. Vẫn nói cười mà chỉ như áo quần diêm dúa. Vẫn anh em mà chỉ như kính thưa, kính mến. Vẫn là đó thôi nhưng chỉ còn như vỏ bọc vô hồn. Đôi lời quan tâm nhưng chỉ là sự quan tâm xã giao. Ngột ngạt khi nhận ra khoảng trống lớn quá tầm mắt.
Có nhiều trạng thái xảy ra khi bạn đối diện với một tình yêu đang chết dần. Một tình yêu mà bạn ngỡ là vĩnh cửu. Nó không phải là tình yêu trai gái. Nó là tình yêu của hai người bạn thân với nhau. Thân đến mức cuộc đời hai người gắn kết lại với nhau. Một phần lớn đời của cuộc đời bạn chứa đựng một phần lớn cuộc đời của người đó. Bạn đã từng nghĩ mình đang làm mọi điều vì người đó. Bạn cũng đã từng nghĩ tình bạn này là vĩnh cửu. Có khi bạn nhắm mắt xuôi tay thì bạn cũng muốn người đó sẽ ở bên bạn (cùng với vợ, chồng, con cái của bạn). Nhưng một ngày, không, là một chuỗi ngày, bạn và người đó cứ nhạt dần, nhạt dần đi. Khoảng cách của hai người xa dần, xa dần. Xa đến mức bạn cảm thấy người đó thành người quen sơ. Thì bạn sẽ hiểu tâm trạng của tôi lúc này.
Có một cảm giác không hẳn là cảm thấy bị bỏ rơi. Vì nó tồn tại song song với sự bất lực trong bạn. Bạn muốn người đó sẽ vẫn như ngày xưa với bạn nhưng bạn lại nhận ra rằng cuộc sống của hai người đang càng lúc càng khác nhau. Sự quan tâm của hai người đang càng lúc càng khác nhau. Ban đầu, bạn nghĩ rằng vì cả hai đều bận bịu mà thành ra thế. Nhưng rồi những câu chuyện hai người nói với nhau, cứ nhạt nhẽo đi. Và bạn nhận ra rằng, tình cảm giữa hai người đã có vấn đề. Và bạn nỗ lực để lấp đầy khoảng trống giữa hai người. Nhưng bạn cũng nhận ra rằng người kia không hề quan tâm đến việc bạn đang nỗ lực lấp đầy khoảng trống đó thế nào. Bạn sẽ thở dài chứ? Thở dốc một hơi và thả xuôi hai tay trắng trơn.
Đã có bao nhiêu tình bạn chết đi như vậy?
Nếu đó là tình yêu, cái chết của một tình yêu chỉ đau đớn một lần dù âm ba vọng mãi.
Nhưng nếu đó là tình bạn, một tình bạn sinh tử chi giao thì đau đớn chẳng phải một lầm, âm ba vọng chẳng có dư vị ngọt ngào như với tình yêu thuở cũ. Phải vì tình bạn chết thảm khốc hơn tình yêu chết?
Tôi không biết.
Tôi chỉ thấy rằng lòng tôi lại có thêm một khoảng trống nữa. Rộng hoác. Đau đớn. Và ngơ ngác cả một phần trong tôi.
Đau đến không còn cảm giác đau nữa.
Chợt lòng chỉ muốn ngưng lại, nằm lăn ra, lãn công với trí óc.
Muốn ai đó khoét trắng khoang ký ức về tình bạn này.
Để không nhớ nổi một thời đỏ lửa như thế.
Để không còn nhớ nổi có một thời mê mải đến như thế.
Để không còn nhớ nổi mình đã từng sống vì một lý tưởng và niềm tin vĩnh cửu như thế.
Ừ thì vẫn biết, tình bạn nào cũng đòi hỏi cả hai cùng phải lớn lên cùng nhau.
Ừ thì vẫn biết, cuộc đời trăm ngàn ngã rẽ, triệu triệu lối đi.
Ừ thì vẫn biết cuộc đời nhiều thay đổi, tình cảm có nhiều cung bậc khác nhau.
Ừ thì vẫn biết có thể, nơi nào đó của cuộc đi phía trước, chúng ta có thể lại gặp nhau và lại như thuở ban đầu đầy nhiệt huyết.
Ừ, thì vẫn biết là thế. Mà lòng vẫn sao buồn quá!
Lại một thứ Bảy để tưởng nhớ những thứ Bảy xa xưa.
Tách cà phê đã nguội không uống lại được nữa. Tôi giấu vào đó những giọt nước mắt trong tâm tưởng. Nước mắt nóng hổi liệu có làm ấm lại tách cà phê cũ?
Thiên thần bay về trời
Em đã đến đầy bất ngờ trong sự hân hoan của cha mẹ. Và em lại đi cũng bất ngờ như vậy. Đau đến thắt lòng. Ừ, THIÊN TH̀N, em bay về trời nhé! Dù em chưa rõ hình hài, dù em chỉ đến một chốc, thì mọi người vẫn mãi nhớ em. Nhớ em suốt đời!!!
Em Jerry đến hồi tháng Sáu, 11/7 thì bố mẹ em, cô Hà, chú Tùng mới phát hiện ra. Hôm đi Nha Trang, chú Tùng còn bảo là tập chơi với Pi để sau này biết cách chơi với em Jerry. Vậy mà em đã lại đi. Em bay về trời lúc 23 giờ 45 phút đêm qua. Buồn. Thật sự là cứ rơi nước mắt. Muốn nói bao nhiêu điều với cô Hà và chú Tùng mà chẳng nói được. Ngôn ngữ như bất lực. Jerry năm tuần tuổi.
Cô Hà. Một cô khác cũng tên là Hà. Là con của ông trẻ Út. Ông trẻ Út là em ruột của ông Nội pi. Sinh đôi. Cả hai chỉ ở lại với bố mẹ chưa đầy 24 giờ. Một ngạt và mất ngay sau khi sinh ra. Một nữa thì nằm lồng kính chưa đầy một ngày cũng ra đi theo. Chuyện xảy ra cách đây vài tháng. Bố Pi khi đó cũng muốn viết ra lời chia tya. Nhưng ngôn ngữ cũng bất lực.
Bác Chí. Trưởng khoa sản bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là bạn thân của anh ruột chú Long Tec – bố anh Phi. Ngày xưa, khi bố vài lần vào bệnh viện chơi với bác Chí, cũng chứng kiến sự ra đi của nhiều thiên thần nhỏ như vậy. Cha mẹ, người thân của thiên thần ấy khóc lăn khóc lóc. Thương lắm!
Theo báo cáo của UNICEF, trung bình một ngày tại Việt Nam có Bảy bà mẹ tử vong khi mang thai và 82 trẻ sơ sinh chết sớm.
Những thiên thần đã tới đây mang đến cho cha mẹ biết bao hân hoan, chờ đón. Để rồi thiên thần lại bay về trời vội vã. Phải chăng vì cuộc sống nhiều quá những hân hoan và phiền muộn khiến các em sợ hãi? Phải chăng vì thiên thần còn là một đứa trẻ nên đỏng đảnh đến rồi lại đi? Là gì thì những thiên thần đã tới và cha mẹ luôn nhớ đến các em. Nhớ đến cuối đời.
Một thiên thần đã đến dù chỉ là một khoảng thời gian thật ngắn thì khi ra đi, cha mẹ vẫn ghi nhớ vĩnh viễn. Vì mỗi thiên thần đều được ủ đắp bằng tinh khí của cha, bằng máu thịt của mẹ. Bằng hân hoan của bố, bằng trìu mến của mẹ. Bằng sự chào đón của hai bên nội ngoại. Bằng sự mơ ước của tất cả mọi người. Những thiên thần nhỏ, em vui thì cứ ở lại. Cuộc sống dù có nhiều âu lo và phiền muộn nhưng các em luôn được cha mẹ dùng cả mạng sống của mình để che chở cho em. Những thiên thần nhỏ, em đừng vội vã ra đi như thế. Cha em giấu làm sao được giọt nước mắt? Mẹ em chịu đựng làm sao được sự chia ly? Ông bà nội ngoại đều đã già cả rồi, thời gian còn bao lâu nữa cho sự chờ đợi? Nước mắt nào cũng mặn mòi như nhau. Em khóc chào đời thì cha mẹ cũng khóc chào em. Em đến mang theo nắng. Em đi để lại giông bão. Em, những thiên thần nhỏ sinh ra ở một đất nước nghèo nên cha mẹ nào đủ điều kiện để vô trùng không khí quanh em? Những bà mẹ vùng cao hay những bà mẹ thành thị. Có bà mẹ nào không 9 tháng 10 ngày ấp ủ em? Có bà mẹ nào không rứt ruột sinh em? Nước mắt ai cũng mặn. Niềm hân hoan đón em của bà mẹ nào cũng vô giá hết. Nỗi đau đớn khi mất em của bà mẹ nào cũng thăm thẳm biếc buốt hết. Em đừng đi! Em đừng đi!
Thiên thần, em về trời nhé!
Trên đó mây trắng trời xanh và lồng lộng gió.
Đám mây nào là hình hài em?
Ngọn gió nào là tâm hồn em?
Để mẹ cha ngước mắt nhìn lên mà ngưng khóc. Để thả lên trời cái nhìn trìu mến. Để gửi tới nơi em đến tình yêu của cha mẹ. Một tình yêu vĩnh hằng.
Rồi một ngày, những người yêu em sẽ thả lên trời những trái bóng bay đủ màu sắc gửi các em. Dù chưa hề biết mặt. Mỗi trái bóng bay là một lời cầu nguyện cho em.
Rồi có một ngày, đất nước sẽ nở hoa. Số thiên thần nhỏ ra đi sẽ không còn nữa. Bà mẹ nào cũngd dèu được chăm sóc cẩn thận như nhau. Thiên thần nhỏ nào cũng sẽ ở lại vì đất nước tươi đẹp. Sẽ có nhiều hơn nữa những thiên thần khác thay thế cho những thiên thần cũ đã ra đi. Sẽ yêu gấp nhiều lần để bù đắp cho những mất mát trước đó.
Thiên thần nhỏ, một bài viết dành cho các em. Xin như trái bóng bay được thả lên trời...
Viết cho con
Bán cho tôi một đơn vị hạnh phúc
Một đơn vị hạnh phúc là bao nhiêu?
Là một nụ cười.
Là một ký ức để nhớ lại thấy vui vui.
Là một cuộc lớn lên.
Là một tia nắng sớm mai.
Là một trận gió lúc sang hè.
Là một cái se se rét.
Là một ánh mắt lấp lánh.
Là một cái xiết tay.
Là một cái ôm.
Là một bông hoa lửa nhảy lên từ đống lửa trại.
Là một mùi hương dạ lan nửa khuya.
Là hương hoa ngọc lan ngoài ban công nhà mình.
Là tiếng cười của con nấp sau cánh cửa lúc cha về.
Là cái vòng tay ôm eo của mẹ.
Là nụ hôn đầu ướt đẫm ký ức.
Là lần đầu hẹn hò.
Là nhiều lắm những cảm xúc góp thành hai tiếng: HẠNH PHÚC.
Trả bao nhiêu để có một đơn vị hạnh phúc?
Như loài bướm thấy rực rỡ kia tách thân mình từ đời sâu bọ.
Như những con thiên thần lao vào lửa để thành tên, thành sự khác biệt làm nên loài mình.
Như khoan đến hàng nghìn mét để có được một mỏ dầu, mỏ than.
Như sàng sảy bao nhiêu cát để có được một sạn vàng.
Như giũa cả tảng đá lớn mới thấy ngọc.
Như 9 tháng 10 ngày sống tăm tối để sau đó mới bừng ánh sáng.
Để có một hạnh phúc, giá phải trả là sự nỗ lực, kiên trì, quyết tâm... nhiều lắm!
Chuyến đi Cát Bà của con là một ví dụ.
Sự vất vả của tàu xe và những chặng đường hun hút để đổi lại là biển xanh cát trắng.
Không! Nếu chỉ là biển xanh và cát trắng thì nó mới chỉ là ngoại thân. Nhất là ý thức của con lúc này chưa rõ rệt. Rồi con sẽ quên đi rằng mình đã có Cát Bà khi con lớn. Cái mà con có được không phải là biển xanh, cát trắng.
Cái mà con có được là hạnh phúc con ạ!
Là ở bên bố mẹ luôn luôn.
Là sự khác biệt cần con phải thích nghi từ môi trường khác, không gian khác. Nắng, gió biển khiến con vững vàng hơn. Những chuyến dịch chuyển khiến con vững vàng hơn. Dù con có thể không biết mình đang đi đâu những chắc chắn, con sẽ cảm thấy được sự hân hoan qua chính sự hân hoan của cha mẹ. Con sẽ thấy những điều mà nếu ở nhà, con không thấy. Con sẽ cảm được gió biển khác gió nhà. Đi để lớn.
Có hạnh phúc nào không đổi từ gian khó?
Dù nó giản đơn chỉ là một nụ cười thì nó cũng phải được đổi bằng một hành động thân thiện từ con.
Và có thể một chuyến đi xa sẽ khiến con vất vả nhưng nó cũng sẽ khiến con lớn lên và cứng cáp.
Cũng như khi con biết lẫy, con sẽ thấy không gian quanh mình không chỉ là cái trần nhà. Dù biết lẫy và con đối mặt với nguy hiểm bị ngạt thở nếu không lật lại được. Dù biết lẫy có thể sẽ khiến con sái tay.
Cũng như khi con biết bò, con sẽ thấy không gian quanh mình xa hơn. Dù biết bò, nguy hiểm sẽ nhiều hơn vì có thể con bò mà ngã.
Cũng như khi con biết đi. Con sẽ thấy con đường ở dưới chân mình. Nhưng con cũng gặp những nguy hiểm vì con đang tham gia giao thông. Con là một người đi bộ.
Mỗi chặng đường là một hay nhiều hiểm nguy rình rập.
Có những người lo con ngã mà khiến con chậm đi.
Có những người lo con gặp bất trắc mà đóng sập cửa.
Bố mẹ nhất định chẳng thế!
Bạnđangđọctruyệntại
SinhThanh[
Yêu con là đi cùng con chứ không phải là rào quanh con bằng những lo lắng của mình để rồi biến đời con mình thành ao tù mà vẫn tưởng rằng như thế là tốt cho con.
Yêu con là cùng con giải quyết những khó khăn, vất vả, bất trắc chứ không phải là bảo vệ con, ngăn chặn những điều nguy hiểm bằng cách đóng sập cửa lại.
Ngôi nhà luôn là chỗ ở tốt nhưng nó sẽ thành xó nhà của cuộc sống ngoài kia. Vì ngôi nhà nhỏ bé so với cuộc sống bên ngoài. Vì ngôi nhà to với ta nhưng lại quá bé nhỏ với cuộc đời. Vì ngôi nhà là nơi ra đi để trở về chứ không phải là ốc đảo trú thân.
Bán cho tôi một đơn vị hạnh phúc. Dù có thể tôi phải đổi bằng mồ hôi của tôi, nước mắt của tôi. Nhưng khi đó, mồ hôi mới thật là mồ hôi. Nước mắt mới mặn như nước mắt. Hạnh phúc là quả từ cây đời là vậy! Quả chín từ hạt mầm ước vọng được gieo. Lớn bằng sự nỗ lực vươn lên, bằng sự chờ đợi của người chăm sóc, bằng nắng của đời, gió của đời. Quả chín sẽ ngọt.
Nào, bạn có đủ dũng cảm để mua nổi một đơn vị hạnh phúc không?
Lấp đầy
Hình như có mảnh hụt nào xuất hiện trong mình. Khiến mắt cứ xa vắng đến ngột ngạt. Khiến lòng cứ dài hơn cả một tiếng thở dài. Thì về. Để con lấp đầy giùm bố.
Để tiếng cười của con lấp đầy quãng thanh âm của đời bố.
Để vòng tay ôm của vợ lấp đầy khoang ngực đang có mảnh hụt.
Để những con cá tung tăng trong bể quẫy vào đời mình.
Để đêm thôi lạnh khi có mẹ của bố ở lại.
Để dừng công việc lại thấy Cún thiêm thiếp ngủ bên gối.
Để lòng thấy bình yên trở lại.
Bởi những ngày này, bố như một cây khô mọc trơ trọi. Vẫn khao khát màu xanh biết bao mà mỏi mắt chỉ thấy trời xanh biếc không gợn mây, không chút gì báo hiệu cơn mưa nào tới tưới tắm giùm.
Bởi những ngày này, lòng như hoang mạc vắng. Thèm dấu chân người đi qua mà chỉ thấy gió hun hút thổi. Khát khao một công trình mọc lên. Khát khao một ngọn đèn vàng ấm lại.
Bởi những ngày này bố đang chết dần chết mòn.
Bởi con đường như chỉ còn mình bố đi.
Bởi bố không cảm thấy được những khát khao chiến thắng xung quanh bố.
Chỉ thấy mình nhạt đắng.
Chỉ thấy từng ngày đi qua vô nghĩa.
Chỉ thấy rơi rụng dần những mùa hoa.
Chỉ thấy ngày đang chết.
Lấp đầy cho bố bằng chính con nhé!
Lấp đầy cho bố bằng gia đình nhỏ của mình.
Lấp đầy ngày bằng buổi chiều về nhà có con vẫy chào bố.
Lấp đầy đêm bằng tiếng thở nhẹ của con.
Lấp đầy nụ cười của bố bằng cái tít mắt đùa nhắng nhít của con.
Cho bố ôm con vào lòng, Pi ơi!
Sợ
Ngày bé, ai bế Pi cũng theo. Còn bây giờ, đôi khi bố bế cũng lắc đầu. Luôn miệng kêu: Không! Không! Thậm chí kêu: Sợ quá! Và khóc váng lên. Tất nhiên, trong 10 bận thì có đến sáu bận là làm nũng. Nhưng bố đã thấy Pi bắt đầu biết sợ.
Biết sợ! Đó là một cảm giác đương nhiên xảy ra khi ta bắt đầu có tri thức nhất định. Đầu tiên là sợ người lạ, sợ đau, sợ mắng... Những nỗi sợ thuần cảm tính.
Nhưng rồi càng lớn lên, phạm vi sợ càng bị tăng lên.
Con sẽ sợ những hình phạt khi con làm sai.
Con sẽ sợ làm cho ai đó buồn.
Con sẽ sợ mất đi những quyền lợi riêng.
Con sẽ sợ khi con bắt đầu lớn!
Càng sống lâu càng biết nhiều thì lại càng sợ nhiều.
Sợ người khác vượt qua mình.
Sợ những điều lạ lẫm, khác biệt với những gì mình vẫn thường thấy, thường tin.
Sợ thua cuộc.
Sợ quyền lực.
Sợ cả chính bản thân mình nếu như mình tụt hậu.
Và cứ thế chẳng biết đến bao giờ nữa!
Chiến thắng nỗi sợ không khó. Nhưng chẳng ai dám (muốn) làm. Vì những nỗi sợ ấy xuất phát từ những khu vực nhạy cảm.
Để chiến thắng nỗi sợ, con cần phải khỏe mạnh, thông hiểu nhiều hơn. Và quan trọng nhất, con thẳng thắn, minh bạch.
Dưới ánh nắng mặt trời, không có gì là không làm được cả.
Thương lấy lũ nhỏ
Người Việt yêu con bậc nhất nhưng nhiều khi cái yêu ấy là thứ tình yêu quái dị, yêu con kiểu cho con vào cái hộp để ngắm nghía thích thú chứ chẳng phải là yêu nữa.
Không ở đâu như Việt Nam mình, trước cái cổng trường cấp 1, cấp 2 thậm chí cấp 3, các bậc phụ huynh rồng rắn đón con.
Không ở đâu như Việt Nam mình, kinh doanh đồ con nít lúc nào cũng thắng lớn.
Cha mẹ nhịn đói nhịn khát để dành tất cả cho con.
Các cuộc thi ảnh baby lúc nào cũng đầy ảnh con từ những ông bố bà mẹ nghiện con (như bố Pi).
Nhưng.
Nhưng cũng không ở đâu như Việt Nam, những đứa trẻ luôn chậm trưởng thành bởi tình yêu của bố mẹ chúng đã ngăn cản sự trưởng thành của chúng.
Tôi biết có nhiều đứa trẻ được sống trong lồng.
Cái lồng ấy có khi là căn nhà lộng lẫy với một bầy ôsin.
Cái lồng ấy có khi là sự lo lắng quá độ của các bậc cha mẹ.
Từ chuyên môn sữa cho con cũng phải chọn loại sữa xịn nhất.
Tới chuyện không cho con chơi nghịch bẩn.
Đứa trẻ cứ lớn lên trong một cái lồng được các bậc cha mẹ khử trùng tuyệt đối.
Nâng niu.
Gìn giữ.
Thậm chí hóa hổ dữ nếu như ai đó chê con mình.
Tốt chứ!
Có ai bảo không tốt đâu?
Có những bà mẹ còn lấy thước đo Tây để áp dụng cho con mình với mong muốn nó tốt nhất.
Những đứa trẻ được đưa vào lồng, cha mẹ chúng khử trùng cho chúng bằng tất cả những gì họ có.
Như chính bản thân tôi khi bé, bố mẹ tôi nhịn ăn để cho tôi được điều kiện tốt nhất.
Người Việt thương con có thể nói là bậc nhất.
Nhưng tình yêu đó nhiều khi cũng quái dị.
Rất quái dị.
Như vì muốn con mình được quan tâm săn sóc, các ông bố, bà mẹ đút tiền cho giáo viên.
Ai cũng bảo: Các cô giáo bây giờ là thế!
Cả xã hội này đều thế.
Nên nếu con mình không được như thế, con mình sẽ thành quái thai trong mắt cô giáo.
Có một người bạn bảo tôi: Phụ huynh, chính phụ huynh vì con cái của mình, muốn con cái của mình được tốt hơn con cái người khác nên đã làm hư các cô giáo.
Nhưng.
Nhưng khi tôi phản kháng lại, rằng: Nếu cô giáo tử tế, sao cô không từ chối thẳng thừng đi?
Bạn tôi bảo: Cô giáo mà từ chối, bố mẹ học sinh còn lo hơn.
Quả thực, là cha mẹ, nếu đưa tiền cho cô giáo mà cô giáo không nhận, chắc chắn, sẽ còn lo hơn. Sẽ nghĩ rằng “Tại sao cô giáo lại từ chối? Hay là cô chê ít?” Rồi hàng trăm câu hỏi khác nữa.
Rốt cuộc, có cung ắt có cầu.
Có người đưa tiền sẽ có người nhận và có người sẵn sàng nhận thì chắc chắn sẽ có người phải sẵn sàng chung chi.
Lại một câu chuyện khác, trong cuộc họp phụ huynh nọ, các phụ huynh xin cô giáo ít phút để trao đổi với bác. Bác trưởng ban phụ huynh đề nghị các phụ huynh đóng thêm tiền bồi dưỡng cô giáo (ngoài các khoản đóng cho trường). Cô giáo vẫn đi lại ngoài cửa lớp điềm nhiên như không.
Tôi bảo: Cô giáo ấy đã hết lòng tự trọng?
Bạn tôi lắc đầu: Vẫn là phụ huynh thôi. Vẫn là các bậc phụ huynh nhiều tiền nhiều tình thôi. Ai cũng muốn cô giáo chăm sóc đặc biệt hơn cho con mình. Và các bậc phụ huynh vẫn len lén nhét tiền thêm (ngoài khoản đóng chung với các phụ huynh khác) cho cô giáo. Và nó quả thực là một cuộc đua ném tiền.
Và quả thực, nếu lớp có 40 cháu, 39 cháu có bố mẹ đút tiền vào tay cô giáo, cháu thứ 40 chắc chắn sẽ thành quái thai.
Đấy là những lớp nhỏ.
Đến những lớp lớn.
Đứa trẻ mà bố mẹ không chạy chọt sẽ cảm giác mình bị ra rìa trong sự quan tâm của cô.
Tôi đã từng như vậy.
Tại sao bạn tôi, bố mẹ nó tặng cô cái này cái kia mà bố mẹ mình lại không tặng? So bì chứ!
Nhưng khi bố tôi tặng cô giáo chủ nhiệm cấp hai của tôi một bộ đỉnh đồng rất giá trị, bố tôi lúc nào cũng nhắc: Đấy, phải tặng bà ấy cái đỉnh đồng thì bà ấy mới đối xử tử tế với mày. Chứ nếu không, hơi tí sẽ bị mời phụ huynh.
Và tôi bắt đầu hình thành suy nghĩ: Xã hội này, đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.
Năm ấy, tôi mới học lớp sáu.
Một đứa trẻ lớp sáu, 12 tuổi, liệu đã nên có ý nghĩ vẩn đục đó chưa?
Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái nhiều khi chẳng khác nào một cái lồng bàn khổng lồ. Nó chụp xuống đầu con cái và áp đặt đứa trẻ đó phải sống theo những gì cha mẹ chúng cho là tốt nhất.
Có bao nhiêu đứa trẻ được quyền chọn cho mình một ngôi trường nó thích?
Tất nhiên.
Tất nhiên là vẫn có những ông bố bà mẹ tâm lý.
Hiểu con và chịu khó chia sẻ với con.
Nhưng.
Phần đông vẫn là một giọng ra lệnh.
Tất cả những gì cha mẹ nói đều là đúng hết.
Kể cả cha mẹ có sai thì cũng không được nhắc lại cái sai của cha mẹ. Như thế là bất hiếu. Áo mặc qua sao khỏi đầu?
Vừa rồi, có nhiều vụ trẻ em tự tử.
Hầu hết những vụ đó, dù nguyên do bắt đầu từ đâu thì lý do ẩn sâu trong đó cũng là sự thiếu trò chuyện, đối thoại với con cái từ các bậc cha mẹ.
Nếu các bậc cha mẹ chịu dành ra mỗi ngày vài giờ nhất định để đối thoại với con cái, chắc chắn, họ sẽ hiểu và kiểm soát được những thay đổi trong tâm lý của con.
Nếu bậc cha mẹ nào bảo không hiểu nổi con mình thì tất cả là do ho họ chỉ biết đứng ở vị trí làm cha, làm mẹ mà quên cách làm bạn với con mình.
Làm bạn với con có nghĩa là hãy san bằng vị trí của mình đi, chấp nhận sự đúng sai trên lý luận và đối thoại chứ không phải trên cương vị cha mẹ với con cái.
Làm bạn với con có nghĩa là bình đẳng, dân chủ và minh bạch với con mình.
Làm bạn với con có nghĩa là dùng sự chân thành, tin tưởng chứ không phải bằng sự hy sinh, yêu thương hay bảo ban, dạy dỗ.
Làm bạn với con có nghĩa là đừng sợ hãi, đừng tá hỏa lên, đừng giận dữ, đừng bực bội... Hãy thoải mái và chơi đẹp.
Làm bạn với con có nghĩa là đừng sợ bẩn quần áo, đừng sợ mình ngần này tuổi rồi mà còn thế này thế kia... Đừng ngại ngần, hãy chịu chơi. (Cùng lắm là chơi chịu, hẹn con lần khác sẽ trả nợ.)
Có bao nhiêu bậc cha mẹ có thể làm bạn với con đúng nghĩa?
Những nguyên tắc làm cha mẹ khi xưa các cụ dạy là không sai, nhưng chưa đủ. Càng về sau, đứa con càng đòi hỏi ở cha mẹ chúng nhiều hơn thế hệ trước. Càng không thể đem cách dạy con của cha mẹ mình dành cho con mình. Vì bạn khác, con bạn khác. Bạn có thể thích được phục tùng, bạn có thể khoái cha mẹ bạn vì cha mẹ bạn biết làm ảo thuật nhưng con bạn thì chưa chắc. Nhưng cũng phải học cái cách dạy con sai lầm của cha mẹ mình để tránh lặp lạ với con.
Nếu bạn đã từng bị cha mẹ áp đặt bạn phải làm thế này hay phải làm thế kia thì đừng bao giờ bắt con bạn phải như vậy. Dù bạn có thể bây giờ tốt hơn nhờ biết nghe lời cha mẹ song con bạn chắc gì đã như bạn? Trước khi nó thấy điều đó là tốt, bạn đã mất nó.
Nghiêm khắc. Tôi biết có những cách dạy con bằng sự nghiêm khắc. Điều đó cũng không sai. Sự nghiêm khắc sẽ giúp đứa trẻ lớn lên ngoan ngoãn và biết nghe lời. Song, sự nghiêm khắc nếu không chừng mực sẽ khiến đứa con mất đi chỗ dựa mỗi khi nó gặp chuyện rắc rối. Nó sẽ sợ hãi mà không người chịu tâm sự với bố mẹ. Nó sẽ lo lắng vì những điều nó làm sẽ bi bố mẹ trừng phạt. Thay vì nó thú nhận với cha mẹ, nó sẽ nói dối.
Nói dối.
Nói dối là một thứ bệnh từ sợ hãi mà ra.
Làm sai – sợ hãi – nên phải nói dối.
Nhưng rồi nói dối quen miệng, làm đúng là thiếu tự tin cũng sẽ nói dối để nâng cao thành tích.
Nói dối với người lạ, bạn có thể bị mất tín nhiệm.
Nhưng nói dối với người thân, bạn sẽ khiến người thân của bạn bị tổn thương.
Đừng nói dối nếu bạn có một đứa con và bạn không muốn một ngày kia, nó sẽ nói dối bạn.
Và càng kinh khủng hơn nếu bạn nói dối mà con bạn phát hiện ra.
́y vậy mà nhiều bậc cha mẹ vẫn nghiễm nhiên nói dối.
Thậm chí cho con biết rằng mình đã nói dối với người khác.
Có hàng tỉ lý do để bao biện cho mỗi lời nói dối.
Nhưng chắc chắn, bạn đã để lại trong lòng con bạn một lý do cho phép nó nói dối.
Và tệ hại hơn, nếu bạn nói dối con bạn, đứa trẻ đó sẽ vĩnh viễn không còn tin vào lời nói của bạn nữa.
Hãy im lặng hoặc phân tích cho con bạn biết lý do vì sao bạn không muốn nói cho con bạn biết điều đó thay vì phải nói dối chuyện đó. Vì với trẻ con, chúng sẽ quên ngay nếu bạn không đề cập đến chuyện đó nhưng nó sẽ nhớ mãi nếu bạn đã nói dối nó.
Còn nhiều câu chuyện khác mà những ngày qua, tôi vẫn luẩn quẩn nghĩ. Học làm cha mẹ là sự nghiệp học hành cả đời. Nó cũng giống như chuyện hôn nhân, chuyện tình yêu. Chẳng ai dám chắc mình đã thấu hiểu hết để có thể dạy dỗ người khác. Song hãy cứ nói ra đi, biết đâu, trong những lời nói nhảm trên kia của bạn, sẽ có ai đó đồng cảm, nhớ tới và chia sẻ cùng bạn. Thêm một người cha, người mẹ tốt sẽ có thêm những đứa con văn minh. Và bạn của Pi sau này, sẽ là những người bạn tốt đẹp, văn minh. Đó thật là điều đáng để sảng khoái khi viết ra bài viết này!
Những ông bố, bà mẹ đáng thương
Hôm nay đi uống cà phê với Pi thì anh chủ quán bỗng nhiên ngồi lại hỏi: Em biết vụ V.A chứ? Mình đáp: Vâng! Anh ấy bắt đầu chép miệng than thở. Vì anh ấy cũng có một cô con gái...
Anh bảo: Tụi trẻ bây giờ sao mà dữ dằn thế? Anh chép miệng liên hồi. Đôi mắt cứ hướng về cô con gái khoảng chừng 13, 14 tuổi. Mà đầy âu lo. Nếu như là trước đây, khi chưa có Pi, mình sẽ phá lên cười và bảo anh là “Anh khéo lo”. Nhưng bây giờ, khi đã có Pi, mình đã hiểu.
Nhịn một bữa cho con no hơn: Chuyện nhỏ!
Bỏ đi vài thói quen của mình vì con: Chuyện nhỏ!
Chịu bớt việc để có thêm thời gian với con: Chuyện nhỏ!
Hy sinh mình một chút cho con: Chuyện nhỏ!
Thấy con ho, sốt, đau, ốm: Chuyện lớn! Nhưng vẫn chưa thành khủng hoảng.
Thấy con không thông tuệ bằng những đứa trẻ cùng tuổi: Chuyện lớn! Nhưng vẫn chưa thành khủng hoảng.
Con có hư, hay có vài tật xấu: Chuyện lớn! Nhưng vẫn chưa thành khủng hoảng.
Nhưng nếu bắt đầu không hiểu được con mình thì mới thật sự là khủng hoảng.
Không đối thoại được với con mình thì thật sự là đáng sợ vô cùng.
Với một số ông bố bà mẹ không thường chọn kênh đối thoại để hiểu con mình thì điều đó cũng bình thường thôi. Vì áp đặt quen rồi. Thì họ sẽ khủng hoảng khi nhận ra con mình nghe lời mình (vì sợ) nhưng lại không làm theo ý mình hoặc len lén làm khác đi.
Khi con mình không ĐỐI THOẠI được với mình, chúng sẽ chọn các ĐỐI PHÓ hoặc ĐỐI NGHỊCH.
ĐỐI PHÓ đáng sợ hơn ĐỐI NGHỊCH.
ĐỐI NGHỊCH còn có thể biết mà thay đổi cách ĐỐI XỬ.
Chứ ĐỐI PHÓ thì chẳng biết đằng nào mà lần cho đến khi phát hiện ra thì tất cả đã muộn.
Mình sẽ chọn ĐỐI THOẠI với con trong tất cả MỌI CUỘC TRÒ CHUYỆN.
Nhưng trước hết, mình phải tập làm bạn với con đã thay vì làm bố.
Làm bạn tức là phải bình đẳng.
Làm bạn tức là cũng có lúc mình phải nhận mình sai.
Làm bạn tức là cũng phải biết nói lời xin lỗi khi mình sai.
Làm bạn tức là mỗi cuộc ĐỐI THOẠI chưa hết thì phải đến cùng hoặc cùng chia sẻ và tìm hiểu ngọn ngành thay vì nôn óng mà quyết định kết thúc cuộc ĐỐI THOẠI đó khi mà đối phương chưa thỏa mãn hết những vấn đề còn dang dở trong cuộc ĐỐI THOẠI ấy!
Mình đã trò chuyện với anh chủ quán như vậy.
Nhưng chính mình cũng không biết là 5 năm, 10 năm nữa mình có thể giữ được quan điểm này không? Hy vọng khi đó, còn blog, con sẽ chỉ cho mình: Bố đọc lại bài viết này của bố đã viết đi!
Sẽ không được quyền nói: Ừ, bố đã viết như thế, nhưng...
Không có từ NHƯNG trong bất cứ một sự TỈNH THỨC nào.
Đặt tay lên ngực trái
Khi một chàng trai bảo một cô gái đặt tay lên ngực trái của mình, không chỉ đơn giản là anh ta muốn cô gái thấy tim anh ta đang đập thế nào? Mà là anh ta muốn cô gái biết anh ta đang yêu cô gái ấy thế nào?
Bố vẫn còn váng vất mùi hương ngọc lan tình cờ gặp trên phố tối nay. Mùi hương khiến bố muốn viết một teenstory. Viết những người đang yêu. Hình như mùi hoa Ngọc Lan là mùi hoa của tình yêu. Chứ chắc gì đã là mùi của hoa hồng? Giả sử một ngày kia, Pi của bố bắt đầu yêu một cô gái nào đó, bố rất muốn Pi sẽ mời bố đi cà phê với Pi (phải bằng tiền của Pi chứ đừng có hòng bắt bố trả tiền nhé!). Bố sẽ lắng nghe Pi kể chuyện Pi thích cô gái ấy đến nhường nào. Có bằng bố đã thích mẹ hay không? Bố sẽ lắng nghe Pi kể. Và điều bố muốn khuyên Pi đó là hãy cầm tay cô gái ấy, đặt lên ngực trái của Pi để cô ấy có thể nghe thấy tiếng trái tim Pi đập. Và nếu như cô ấy chỉ nghe thấy tiếng tim của Pi không thôi thì chắc chắn, cô gái đó đang không thuộc về con đâu, con trai ạ! Chỉ khi nào cô ấy biết con đang yêu cô ấy nhường nào thì đấy mới là người phụ nữ của con.
Rồi Pi sẽ lớn, sẽ bắt đầu thích một cô gái. Bố vẫn khoái khi ấy thấy đôi mắt của Pi long lanh nhìn như đang khóc, sắp khóc vậy. Đó là khi con thấy một người phụ nữ của mình. Thực ra trong mỗi cuộc đời, người ta vẫn có thể lặp lại cảm xúc yêu với nhiều người. Nhưng chắc chắn, không lần nào giống lần nào. Bởi tình yêu vốn thế! Tình yêu thật sự là khi con làm lại đến lần thứ 10 một hành động mà hành động ấy vẫn khác hẳn 9 lần trước. Cũng như nhịp tim của con, không bao giờ giống nhau với mỗi người mà con yêu. Tình yêu kỳ lạ. Tình yêu thật lắm điều kỳ lạ. Chẳng có phép so sánh nào áp dụng được trong quá một tình yêu. Dù nhìn thoáng qua thì tình huống ấy như nhau nhưng sự thật thì nó khác nhau nhiều lắm.
Và nếu con yêu một cô gái, hãy nhớ cho rằng, tình yêu không phải cứ cầm tay nhau đi trên phố, cứ phải đã hôn nhau, cứ phải đã nói ra ba chữ đặc biệt mới là yêu. Đôi khi, nó chỉ đơn giản là con và cô gái ấy nghe thấy ở nhau cả những điều mà chưa ai nói ra. Vậy đã là yêu rồi! Và khi con yêu một cô gái, hãy biết rằng, mọi dành dụm cảm xúc sẽ chỉ là một việc chẳng nên làm. Hãy trọn vẹn với cô ấy ngay cả khi con chỉ có cô ấy trong vài phút. Để khi ngực trái của con rung lên thì đó cũng là nhịp rung mãnh liệt nhất, trọn vẹn nhất.
Có thể vì hương hoa ngọc lan vẫn ngây ngất đâu đây, có thể vìmd dêm nay ngoài đường lộng gió. Đường phố Hà Nội lúc 2h sáng bố đi, đã lâu lắm rồi bố mới xuống phố giờ này, khiến bố một chút ngây ngất, một chút bay và rất nhiều tâm sự. Thì viết vội vài dòng cho Pi dành để khi con lớn, con sẽ đọc lại. Biết đâu, con sẽ lại thấy mùi hương ngọc lan đang tha thiết vọng từ chính những câu chữ bố đã viết đêm nay?
Hãy vỗ tay khi bạn có thể
Bố và mẹ luôn hoan hô con mỗi khi con làm được điều gì đó. Cái vỗ tay ấy khích lệ con rất nhiều. Bố nhận ra, con sẽ rất hứng khởi sau khi làm được một điều gì đó và nhận được tiếng vỗ tay của bố, mẹ. Đấy là cách mà mẹ muốn con nhận ra giá trị con có được mỗi khi con làm một điều tốt đẹp. Bố thích và hưởng ứng cách làm đó của mẹ.
Cuộc sống thì khác. Cuộc sống không phải lúc nào cũng cho con sự khích lệ như bố mẹ đã cho con. Vì cuộc sống rất là thế này và rất là thế kia. Vì cuộc đời con
<<
1
2
3
4
>>
Bình luận Mới
Bạn Muốn Xem Thêm
Menu Nhanh
Kho Game Cho Điện Thoại
Khu Học Tập, Kiến Thức Học Tập
Tổng Hợp Sms Kute
Thế Giới Media , Nhạc Chuông, Phim
Đọc Truyện Hay
Góc Hạt Giống Tâm Hồn
Tổng Hợp Hình Nền Điện Thoại, Máy Tính
Blog Cập Nhật Sự Kiện
Đọc Truyện Doremon Chế
(Update)
Góc Làm Wap
Log in