Trong thể nhiễm sắc, ADN liên kết với protein tạo nên cấu trúc sợi xoắn nhiều cấp được gọi là sợi nhiễm sắc (chromonema). Sợi nhiễm sắc cơ bản có đường kính 11nm là chuỗi hạt cườm được gọi là sợi nucleoxom (nucleosome fiber).
(Để xem được clip bạn cần cài đặt windows media player plugin cho trình duyệt. Bạn có thể download plugin cho trình duyệt Firefox tại đây, miến phí : Download)Mỗi hạt cườm là một nucleoxom có kích thước 11nm dạng khúc giò gồm lõi được cấu tạo bởi 8 phân tử histon (2H2A, 2H2B, 2H3 và 2H4); sợi xoắn kép ADN cuốn xung quanh lõi histon với một 3/4 vòng (chứa khoảng 146 đôi nucleotit). Các nucleoxom nối với nhau qua sợi xoắn kép ADN dài khoảng 60 nucleotit. Các sợi nucleoxom 11nm gấp khúc, cuộn lại nhờ các histon H1 để tạo thành các sợi nhiễm sắc lớn hơn có đường kính 30nm được gọi là sợi solenoid (solenoid fiber), chắc rằng trong nhân gian kỳ các sợi nhiễm sắc tồn tại ở trạng thái các sợi solenoid.Sợi nhiễm sắc 30nm sẽ gấp khúc tạo nên sợi có cấp độ đường kính lớn hơn (khoảng 300nm) chứa các vòng bên (looped domains). Mỗi vòng bên chứa khoảng 20.000 - 80.000 cặp nucleotit. Các sợi 300nm sẽ cuộn lại tạo nên các sợi nhiễm sắc ở cấp độ lớn hơn từ 700 - 1400nm tức là các nhiễm sắc tử và thể nhiễm sắc thấy rõ ở trung kỳ của phân bào.Nhiều tác giả cho rằng cấu trúc vòng bên là đơn vị hoạt động của gen và thể hiện rõ nhất ở các cấu trúc vòng bên của thể nhiễm sắc khổng lồ (giant chromosome) hoặc thể nhiễm sắc chổi bóng đèn (lampbush chromosome). Ngoài protein histon, liên kết với thể nhiễm sắc còn có các protein axit, chúng rất đa dạng về thành phần và chức năng nhưng chủ yếu là đóng vai trò tham gia điều hòa hoạt động của gen.
Trong bộ thể nhiễm sắc cũng được phân hóa thành các cặp thể nhiễm sắc thường (autosome) và cặp thể nhiễm sắc giới tính (gonosome), các thể nhiễm sắc có thể kèm và chứa vùng NOR – nơi định khu các gen rARN.