TruyệnmaNướcmắtcảivong
Truyện ma Nước mắt cải vong
Vội giật chiếc mũ đang đội trên đầu mình mà quạt lấy quạt để ngay sau khi vừa trả vị hành khách cuối xong mà Sáu Lập vẫn ko thấy hết nóng…
Chú Tư Thôi miệng vừa buông lời nói chuyện với Sáu vừa ngáp ngáp: “Tí nữa chắc trời mưa đấy, trời hôm nay oi nóng thế này cơ mà…”. Chú quất mấy phát vào con ngựa để nó kéo xe đi. Dõi thấy thế, Lập cất tiếng:
- Tui cũng về thôi, ế ẩm quá trời, ở đây mà làm gì cho cực, về nhà ngủ sướng hơn! Là tay đánh xe thổ mộ trẻ tuổi nhất ở bến Long Điền, Đất Đỏ này. Nhưng cũng là người nổi tiếng nhất vùng, bởi tính gan lì và tinh thần trọng nghĩa. Hỏi bất cứ ai về Lập đánh xe thổ mộ, người trong vùng sẽ nói vanh vách: – Sáu Lập một mình diệt bốn tên cướp có hung khí, cứu cả nhà ông bá hộ trong làng. Nếu không có cậu Lập đó là cả nhà ấy đều chầu Diêm Vương cả rồi! Còn độc thân, nhưng Sáu Lập sống chân chất hiền lành, không rượu chè, bài bạc hay tụ tập đàn đúm như đa số con trai khác trong làng. Hỏi Lập sao chưa kiếm mối nào đó để có người bầu bạn, thì luôn nhận được ở anh cái rùn vai, lắc đầu: – Đàn bà hả? Đem nó về để nó trèo lên đầu, cưỡi lên cổ mình sao? Có người hiểu chuyện thì nói về Lập rằng: – Thằng này bị chuyện của cha nó ám ảnh, nên chắc suốt đời nó sẽ không dám gần đàn bà! Nguyên cha của Lập trước đây cũng làm nghề đánh xe thổ mộ, nhưng có lẽ là số đào hoa, nên sau đó vớ được một cô vợ đẹp như tiên và giàu có nữa. Nhưng đó cũng là nỗi bất hạnh! Thiên hạ nói lơ lửng như vậy, ai muốn biết thêm hỏi Lập thì anh chàng lại nổi quạu ngay. Hình như chuyện gia đình anh, nhất là những gì liên quan đến mẹ là một bi kịch, nên lúc nào Lập cũng né tránh. Có lẽ vì vậy nên càng ngày Lập càng lầm lì, ít nói và lại càng ít giao du với mọi người. Ngày nào cũng vậy, hễ hết giờ chạy xe thì y như rằng Sáu Lập đem xe về nhà cất rồi đi ngủ thật sớm. Kiểu sống như vậy, chuyện ế vợ là lẽ đương nhiên thôi! – Về đi Lập ơi! Năm Vệ, người đánh xe cần cù nhất cũng vừa cho xe rời bến. Lập vừa ra roi vừa nói một mình: – Thì về chớ ở lại làm gì! Nhà Lập ở xóm giữa, nên chỉ ra khỏi chợ một đỗi là anh cho xe rẽ vào con đường đất rộng để về nhà. Qua đoạn có hàng cây cổ thụ, nơi thường ngày bọn xe phu như Lập vẫn thường dừng xe nghỉ tránh nắng, thấy có người đưa tay vẫy, Lập xua tay nói lớn: – Về nghỉ, không chở khách nữa! Lập nghe người đón xe bên đường nhìn sau xe anh vừa lầm bầm: – Xe gì người chở người không! Lập đã quen với chín người mười ý của khách hàng nên không để ý tới câu nói, cứ thả xe chạy tới. Bỗng có một tiếng cười khẽ phía sau lưng, Lập giật mình quay lại. Và… anh ngớ người ra, bởi đang ngồi phía sau là một cô gái lạ, có vẻ là người thành thị qua cách ăn mặc sang trọng, đẹp mắt. – Cô… cô là? Sao lại ở trên xe tôi? Cô nàng nhoẻn miệng cười rất xinh, vô tư đáp: – Xe chở khách đang trống, người ta leo lên đi không phản đối, sao giờ lại hỏi cô là ai là sao? Lập lúng túng: – Tôi… xe tôi nghỉ, đâu có chở khách. Mà cô lên lúc nào vậy? Vẫn không tỏ vẻ bực bội, cô nàng đáp: – Lên ở bến ra. Anh đi về Bến Cỏ phải không? – Phải rồi. Nhà tôi ở đó. – Tôi cũng đi về gần đó. Thế là tiện quá rồi. Hay là anh muốn bỏ khách xuống dọc đường? – À, không. Tôi chỉ… Lập đang cố nhớ lại xem cô ta lên xe lúc nào? Bởi khi rời bến anh còn nhìn lại phía sau và đâu có thấy ai. Vả lại, hơn năm năm chạy xe đã cho Lập những kinh nghiệm mà không cần ngoái nhìn lại anh cũng có thể biết người hay vật vừa đặt lên xe là nặng bao nhiêu ký. Kể cả khách vừa bước lên là nam hay nữ nữa! Khách nam bước lên xe nhanh, gọn và ít làm sàn xe dao động, trái lại phụ nữ dù nhẹ ký hơn, nhưng mỗi lần leo lên xe thế nào cũng làm xe rung lên, con ngựa luôn có phản ứng. – Sao, anh vẫn cho tôi đi tiếp chớ? Lập đành phải nói xuôi: – Thì phải chở chớ sao. Vậy cô về tới đâu? – Thì tôi đã nói rồi, hướng Bến Cỏ. Bây giờ Lập mới tò mò: – Cô ở xóm đó, mà bà con nhà ai vậy? – Nhà Hai Mạnh. Lập kêu lên: – Hai Mạnh? Cô là… gì của ba tui? Hai Mạnh là cha của Lập. Có nghĩa là cô ta đang tới nhà của anh! Vốn ít nói nhưng không phải nhát gái, vậy mà lúc này Lập quá đỗi lúng túng: – Cô… cô là gì với ba tui? Cô gái không hề ngạc nhiên khi biết Lập là con Hai Mạnh, cô ta vẫn giữ nụ cười trên môi: – Giờ thì chắc anh không còn muốn đuổi tôi xuống xe nữa rồi chớ? – Tui… tui có đuổi hồi nào đâu. Mà cô là sao với ba tui? – Bà con. Anh thật tệ, đến bà con mình mà cũng không biết. Do phải nhìn đường phía trước để đánh xe nên Lập không dám quay lại nhìn, nhưng anh vẫn nhớ gương mặt trắng trẻo, xinh đẹp của cô nàng. Tự dưng tim Lập đập mạnh… Hồi lâu, anh mới hỏi thêm được một câu: – Cô là bà con với ba tui, mà bà con thế nào? Cô con của ai? Cô nàng cười trong trẻo: – Dữ hôn! Bây giờ mới nghe anh nói được một câu suôn sẻ. Anh muốn biết tôi bà con sao phải không, tôi nói đây chỉ sợ anh không biết thôi. Tôi là con của cô Tám Xuân, em ruột của ba anh. Có nghĩa là tôi vai em, gọi anh bằng anh. Chịu chưa! Từ nào đến giờ ít ng
( Bạn đang xem bài viết tại website SinhThành.XtGem.Com. Chúc bạn vui vẻ..! )
he cha nhắc tới cô em gái có tên như vậy. Nhưng trước cách nói rành rẽ của cô nàng, Lập không thể không tin, anh đáp: – Vậy là bà con ruột rồi! Tới một ngã ba, chợt cô gái chỉ tay và nói: – Tuy chưa về đây lần nào, nhưng tôi biết đây là ngã ba Cây Sung nè! Đường này có một ngôi nhà lớn lắm! – Đúng rồi! Đó là đường Cây Sung và ngôi nhà cô nói là nhà ông hội đồng Thiệp. Nhà đó bây giờ… Lập lúc này mới quay nhìn lại. Nhưng… Anh không tin vào mắt mình nữa, cô gái không còn ngồi sau nữa, mặc dù cô ta vừa mới nói huyên thuyên… – Cô… cô… Lập vừa gọi vừa nhìn quanh. Chẳng lẽ cô ta nhảy xuống xe được? Đang còn ngơ ngác thì chợt có ai đó hỏi: – Mày mắc bệnh sao mà vừa đánh xe mà lẩm bẩm nói một mình vậy Lập? Nhìn lại thấy chú Tư Thôi, một đồng nghiệp đánh xe đang kè xe bên cạnh. – Dạ… dạ… Thấy Lập bối rối, Tư Thôi chợt cười lớn: – Tao đậu xe nghỉ bên đường thấy mày chạy ngang mà miệng nói liên hồi, nhìn trên xe chẳng thấy có khách nào, tao tưởng mày điên nên vụt phóng xe theo. Hay là mày tương tư, phát cuồng vì con nào hả Lập? Lập không đáp mà hỏi lại: – Nãy giờ chú Tư có thấy ai nhảy xuống xe không? Đến lượt Tư Thôi ngạc nhiên: – Đúng là đầu óc mày có chuyện rồi Sáu Lập! Xe mày ngựa chạy bon bon thì ai nhảy được! Vả lại theo sau mày hơn cây số tao có thấy ai trên xe mày đâu! Lập dừng hẳn xe lại, lẩm bẩm: – Sao lạ vậy… không thể nào… Rồi có lẽ sợ Tư Thôi hỏi thêm, nên Lập vờ nói cho qua: – Không có gì… có lẽ tại trời nóng quá! Anh ta ra roi cho con ngựa tiếp tục chạy. Về đến nhà, việc đầu tiên của Lập là tìm cha mình. Ông Hai Mạnh lâu nay không được khoẻ nên chỉ làm việc vặt ở nhà. Hôm nay ông nghe bứt rứt trong người nên mới giờ đó đã đi tắm, ra pha ấm trà ngồi nhâm nhi một mình. Lập vừa trông thấy cha đã hỏi ngay: – Ba có người em gái tên Xuân không? Ông Hai ngẩng lên, nhìn con với vẻ hơi ngạc nhiên: – Sao con biết? – Vậy là ba có cô em… Ông Hai gật đầu: – Đó là người em thứ tám của ba. Tám Xuân. – Vậy sao nào giờ có khi nào con nghe ba nhắc tới đâu? Cô ấy bây giờ ở đâu ba? Lại nhìn sửng con lần nữa, ông Hai nhẹ giọng đáp: – Nó chết hồi còn con gái. – Vậy…. sao con cái cổ từ nào giờ sao không thấy về đây? Ông Hai lắc đầu: – Khi chết nó chưa có chồng thì làm gì có con! Lập há hốc mồm một lúc rồi run giọng nói: – Chẳng lẽ… chẳng lẽ… Ông Hai gạn hỏi: – Chuyện gì vậy? Phải một lúc sau Lập mới bình tĩnh lại, anh ta kể lại đầu đuôi câu chuyện. Vừa nghe xong, ông Hai như người gặp ác mộng, kêu lên: – Ngôi nhà đường Cây Sung! Lập hỏi lại: – Nhà ở đường Cây Sung là nhà ai? Ông Hai gần như thất thần: – Nhà đó… nhà đó… Ông hầu như không còn nói được nữa. Mặt ông tái xanh, người run rẩy lạ thường… – Ba! Ba sao vậy? Hai Mạnh không còn tỉnh nữa, người ông lạnh như băng. Lập hốt hoảng tri hô lên: – Có ai ở nhà không, ba bị… bị… Lập gọi cũng bằng thừa, bởi trong nhà ngoài cha con Lập ra thì đâu còn ai nữa. Mồ côi mẹ từ khi lên mười đến giờ, chỉ có người chị thì cũng đã đi lấy chồng xa từ mấy năm rồi. Còn lại những anh chị em khác thì khó nuôi, nên đã chết hoặc sẩy thai ngay từ nhỏ. Chỉ có một bà cô họ xa, nhưng mắc chứng nghễnh ngãng nên lúc ở lúc đi, chẳng khi nào thấy mặt. Cũng may, ông Hai chỉ bị choáng một lúc, sau đó tỉnh lại ông nhìn con hỏi trong nỗi sợ sệt: – Nó… nó đâu? Lập ngạc nhiên: – Nó nào ba? – Con nhỏ đi nhờ xe con? Thì con kể rồi, khi tới ngã ba Cây Sung thì bỗng cô ấy biến mất… y như là ma vậy! Con nghĩ chắc cô ta sợ con đòi tiền xe nên nhảy nhanh xuống. Ông Hai nhẹ thở dài: – Không phải vậy đâu. Tai hoạ đó… Lập tưởng cha mình mệt nên nói sảng, anh hỏi lại: – Ba nói tai hoạ gì? Ông Hai đứng lên, lảo đảo bước khiến Lập hốt hoảng: – Ba! Ba ngồi nghỉ đã. Nhưng ông Hai Mạnh xua tay: – Để ba… Ông suýt ngã mấy lượt rồi mới lần về tới phòng mình. Vừa vào phòng thì ông đóng sầm cửa lại trước sự lo lắng của Lập. Anh muốn gõ cửa, nhưng biết cha mình sẽ không mở, nên chỉ biết đứng tần ngần một lúc rồi bước ra sân. Từ ngoài, bà cô Tư Lượm của Lập chạy nhanh vào, vừa chỉ tay ra hàng rào râm bụt vừa nói nhỏ như sợ ai đó nghe thấy: – Có… có cô gái… cô gái đẹp lắm, kiếm mày đó Lập! Vừa nghe nói Lập đã giật mình: – Cô gái đẹp? Cô ta đâu? Anh chạy đi ngay mà không cần câu trả lời của bà cô họ nghễnh ngãng. Ra ngoài nhìn hướng trên, hướng dưới không thấy ai, Lập lẩm bẩm: – Có ai đâu? Thoang thoảng mùi thơm đưa lại, Lập phát hiện có một chiếc khăn choàng vướng ở cổng rào. – Khăn của cô ta! Đúng là chiếc khăn mà Lập nhìn thấy cô gái lạ choàng trên cổ khi ngồi xe. – Cô ta chăng? Lập bất kể, cắm đầu chạy một mạch về hướng ngã ba Cây Sung, nơi cô gái biến mất lúc trưa. Đường Cây Sung tuy chỉ cách nhà anh chưa đầy hai cây số, nhưng đã lâu lắm Lập chưa đi qua. Phần vì nơi đó đường hư khó chạy xe, ngựa hay bị sụp ổ trâu què chân, nên cánh xe thổ mộ như Lập luôn tránh đưa khách qua đó. Người trong xóm Cây Sung muốn đi xe ra chợ thường phải lội bộ qua ngã ba