Cảmgiácmắcnợ-nguyhiểmkhônlường!
Cảm giác mắc nợ - nguy hiểm khôn lường!
SinhThanh.XtGem.Com
Cảm giác mắc nợ - nguy hiểm khôn lường!
Cảm giác mắc nợ là thứ vũ khí mạnh và ghê gớm nhất để “công phá” trái tim người khác. Khi một người cảm thấy mắc nợ ai đó, người ấy sẽ nghĩ mình có lỗi và tìm cách chuộc lại lỗi lầm của mình. Họ chuộc lại bằng cách nào? Họ sẽ chấp nhận tất cả yêu cầu của đối phương, và thường thì họ sẽ tự tạo cho mình sự ngộ nhận; ngộ nhận rằng người kia tốt lắm, mình làm vậy cũng phải thôi… Không phải ngẫu nhiên nhiều cô gái chịu làm vợ những đại gia tài trợ chi phí cho họ…Các cô gái ấy không phải chỉ do muốn lợi dụng, mà là vì cảm thấy mắc nợ nên đành “lấy thân đền đáp”. !? .
Nhiều người cho rằng chỉ những người nhạy cảm, sống nội tâm, nghĩ nhiều…thì mới có cảm giác mắc nợ này. Nhưng thực tế không phải vậy. Tất cả chúng ta đều có thể rơi vào cái bẫy “mắc nợ”, có điều cái bẫy đó đến nhanh hơn với những người nhạy cảm. Có thể thời gian đầu khi một người tốt với mình, mình sẽ không để ý, nhưng cảm giác nợ nần kia sẽ đến bằng những con đường sau:
- Khi người kia xả thân quá nhiều. thực tế là làm những việc trong khả năng của họ nhưng với ta những chuyện đó là quá lớn .
- Khi người kia giúp đỡ cả bạn bè, người thân của ta. đây là cách tấn công gián tiếp, lợi dụng tiếng nói của mọi người , tạo áp lực và tác động suy nghĩ của ta .
- Giả vờ bị thiệt hại hoặc buông vài lời trách móc nửa đùa nửa thật. đây là đòn tâm lí, kêu gọi hai tiếng “trách nhiệm” trong ta! .
Rồi từ cảm giác mắc nợ ấy, ta dễ dàng bị phụ thuộc vào họ. Có khi ta sẽ trả nợ bằng tất cả những gì họ muốn, chịu sự điều khiển của họ. Nếu làm trái, họ lại dùng những cách trên, đánh đòn tâm lí với ta. Còn một tác hại nữa là sự ỉ lại. Khi gặp khó khăn một chút là ta sẽ nghĩ về họ, ta tự lừa dối mình rằng ta không thể giải quyết vấn đề nếu thiếu họ, rồi ta cảm thấy cần họ…Dần dần, ta sẽ mất đi khả năng tự chủ của mình.
Chỉ có một cách duy nhất để dẹp cảm giác này đi là nhìn thẳng vào vấn đề. Thực tế ta cần phải dùng lí trí để nhận định yêu cầu của đối phương là đúng hay sai, có phù hợp với đạo đức, với ý muốn của ta hay không. Hơn nữa, cần thấy rõ rằng những gì đối phương làm là tự nguyện, ta không việc gì bị ảnh hưởng bởi những điều đó, nêu họ câu nệ thì họ không xứng đáng để ta quan tâm.
Hãy là chính mình! Đừng để bản thân rơi vào cạm bẫy của người khác!
SinhThanh.XtGem.Com