Độngcơcủangườingănnắpvàngườikhôngngănnắp
Động cơ của người ngăn nắp và người không ngăn nắp
SinhThanh.XtGem.Com
Động cơ của người ngăn nắp và người không ngăn nắp
Tài liệu tham khảo : sách “The Normal Personality- A NEW WAY OF THINKING ABOUT PEOPLE” của Steven Reiss.
Theo phân tâm học cổ điển của Freud, con người có bản tính tự nhiên là thích sự bẩn thỉu enjoys defecation ; nhưng người ngăn nắp organized people không thể thừa nhận điều đó. Người ngăn nắp có cơ chế phòng vệ phản ứng ngược “reaction formation” , có nghĩa là họ sống sạch sẽ, ngăn nắp nhằm chối bỏ bản tính tự nhiên của họ là thích cái bẩn to disguise their true fondness for feces .Ngay cả khi họ không nhận thức được sự bị lôi cuốn về vô thức đối với phân, với cái bẩn thỉu. Họ có nỗi sợ trong vô thức rằng bố mẹ họ sẽ chối bỏ, hoặc trừng phạt họ nếu họ bộc lộ bản tính tự nhiên yêu thích cái bẩn của mình. Ngược lại, những người sống không ngăn nắp là những người sống gần với bản năng tự nhiên yêu cái bẩn thích đại tiện .
Hơn nữa, phân tâm học cho rằng việc trải nghiệm của đứa trẻ về vấn đề tập đi vệ sinh có thể ảnh hưởng đến sự ngăn nắp của trẻ khi nó lớn lên. Những nhà phân tâm học phân biệt 2 kiểu phản ứng kém thích nghi đối với việc tập đi vệ sinh của trẻ em, gọi là anal retentive và anal expulsive.Như Millon & Davis 2000 mô tả : anal retentive là khi trẻ phản ứng lại với bố mẹ bằng cách “ nín đại tiện “ và từ chối đi vệ sinh, sẽ dẫn đến những nét tính cách khi trưởng thành là bướng bỉnh, chua ngoa, và che dấu sự tức giận. Kiểu anal retentive sau này khi trưởng thành sẽ được dự đoán là những người luôn đúng giờ, ngăn nắp, có ý thức, kỷ luật, và bị ám ảnh với sự sạch sẽ...trong mọi việc và không chịu được sự bẩn thỉu, lộn xộn.
Ngược lại là kiểu anal expulsive, hồi bé họ thường hay ỉa đùn như là 1 cách để chống đối lại bố mẹ và sau này khi trưởng thành họ có thể là những người không ngăn nắp, hung dữ và phá hoại.
Erikson 1963/1950 và White & Watt 1973 cho rằng việc tập đi vệ sinh cho trẻ là một trong những tình huống quan trọng mà trong đó sự xung động của trẻ mâu thuẫn , xung đột với bố mẹ quyền lực .Những đứa trẻ học cách làm đúng theo ý bố mẹ khi lớn lên chúng có thể trở thành những người ngăn nắp, có trật tự; trong khi đó những đứa trẻ chống đối lại bố mẹ có thể khi lớn lên sẽ trở thành người không ngăn nắp.
Những nhà phân tâm học khác cho rằng sự không ngắn nắp là sự ngụy trang che đậy động cơ giận dữ, chống đối, nổi loạn. Bạn có thể tức giận đối với bố mẹ nhưng bạn lại thể hiện cơn giận ra ngoài đối với vợ, con, đồng nghiệp. Và bạn làm những người xung quanh nổi giận khi bạn làm bừa bộn trong phòng làm việc.
Những người không ngắn nắp thường có xu hướng bỏ qua chi tiết vụn vặt và tập trung vào bức tranh lớn, vào cái tổng thể. Bằng việc bỏ qua những chi tiết trong tâm thức của mình, bạn có thể trải nghiệm thế giới 1 cách ít trật tự và ngăn nắp hơn là thực tế của nó.
Những người không ngắn nắp muốn trải nghiệm cuộc sống theo cách ngẫu hững ; còn người ngăn nắp thì muốn trải nghiệm cuộc sống theo trật tự và họ muốn giảm đi những trải nghiệm có tính tùy hứng.Ví dụ, bằng việc sắp xếp vật dụng trong ngôi nhà của họ ở 1 vị trí cố định, người ngăn nắp có thể tạo ra tính trật tự, ổn định không thay đổi trong nhà. Những người ngắn nắp đánh giá cao những nghi thức, lề thói không thay đổi hằng ngày. Họ trở nên căng thẳng khi họ không thể làm những công việc mà họ vẫn thường làm mỗi ngày. Về mặt tâm lý, những lề thói hằng ngày đó tạo ra cảm giác ổn định, có trật tự và dễ đoán.
Những người ngăn nắp có xu hướng không thích làm những việc mang tính ngẫu hứng bởi vì sự ngẫu hứng theo tâm lý học là đối lập với tính trật tự. Họ thích được biết trước và chuẩn bị trước cho những gì học sẽ được yêu cầu làm. Họ đánh giá cao sự chuẩn bị và việc lập kế hoạch. Họ không thích sự thay đổi và gặp khó khăn trong việc thích nghi với sự thay đổi. Họ đánh giá cao sự thường xuyên permanence , họ có xu hướng nghĩ rằng mọi việc nên luôn luôn được làm theo 1 cách nhất định; 1 số người ngăn nắp thậm chí có thể nghĩ rằng chỉ có 1 con đường duy nhất để làm 1 việc gì đó. Khi gặp rắc rối, họ thích giữ nguyên hiện trạng, không phải vì việc giữ nguyên hiện trạng luôn luôn là 1 lựa chọn khôn ngoan, mà bởi vì họ đánh giá cao sự ổn định và thường xuyên.
Nhiều người sống ngăn nắp gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa những chi tiết quan trọng và những chi tiết không quan trọng. Người ngắn nắp thỉnh thoảng khiến cho người khác phát điên vì họ thường chú ý đến những tiểu tiết vụn vặt.
Không chỉ có thói quen của người không ngăn nắp khiến người ngăn nắp bực mình, mà ngược lại; nó là 1 quá trình 2 chiều. Sự thật là người ngăn nắ và người không ngăn nắ có những giá trị sống đối nghịch nhau. Người không ngăn nắp làm người ngăn nắp bực bội khi họ sống lộn xộn; và người ngăn nắp người không ngăn nắp bực mình khi họ cứ chú ý đến những thứ lặt vặt.
Những nhà nghiên cứu về động cơ cho rằng chính nhu cầu muốn ngăn nắp, ổn định, trật tự, chứ không phải nỗi sợ bị người khác phê bình, đã thúc đẩy những hành vi ngăn nắp Motivation analysis implies that a need for order/stability/structure, not fear of criticism, motivates orderly behavior .
Nếu bạn muốn hiểu và dự đoán những nét tính cách như tính ngăn nắp, tổ chức hoặc tính không ngăn nắp, hãy hỏi người đó 1 câu ; Bạn thích sự ngẫu hứng nhiều như thế nào ; chứ không phải hỏi rằng chuyện gì đã xảy ra khi bạn được bố mẹ tập cách đi vệ sinh If you want to understand and predict traits such as organized versus disorganized and could ask only one question, ask how much the person enjoys spontaneity, not what happened when the individual was toilet trained .
Nếu bạn hiểu điều gì thúc đẩy hành vi của con người, bạn có thể dự đoán người đó sẽ hành xử như thế nào. Nếu 1 người phụ nữ nói với bạn là cô ấy yêu thích sự ngẫu hứng spontaneity , thì bạn có thể dự đoán rằng cô ấy không thích lập kế hoạch , có xu hướng bỏ qua chi tiết , và có thể luộm thuộm. Phương pháp dự đoán hành vi này có thể không hiệu quả mọi lúc mọi nơi, nhưng nó vẫn hiệu quả hơn nhiều so với những gì mà các chuyên gia về hành vi đang làm hiện nay.
SinhThanh.XtGem.Com