Bệnhtimdotănghuyếtáp-Hiểmhoạthầmlặng
Theo một số khảo sát của các chuyên gia tim mạch tại Việt Nam, tỷ lệ người không biết mình mắc bệnh Tăng huyết áp (THA) chiếm khoảng 2/3 trên tổng số bệnh nhân.
Một số khác biết bệnh nhưng không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, số tuân thủ tốt chế độ điều trị của bác sỹ chỉ chiếm 4%. Như vậy có thể thấy rõ thực trạng về THA và kiểm soát THA tại nước ta chưa được chú trọng bởi người bệnh thường chủ quan hay thiếu sự hiểu biết về bệnh.
Việc phát hiện muộn cũng như kiểm soát THA kém hiệu quả sẽ làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong trong tim mạch. Một trong những hậu quả của việc kiểm soát THA không tốt là suy tim - đây là biến chứng thường gặp của THA lâu dài. Vào thời điểm có suy tim thì rối loạn chức năng thất trái không có khả năng làm THA lên, như vậy huyết áp lại ở mức bình thường làm cho người bệnh dễ bỏ qua.
Đặc biệt trong THA có tới 33% số bệnh nhân bị rối loạn chức năng tâm trương (suy tim tâm trương) không có triệu chứng lâm sàng, không có dày thất trái. Tiếp theo giai đoạn rối loạn chức năng tâm trương là rối loạn chức năng tâm thu không triệu chứng. Ở giai đoạn này tim không đủ khả năng co bóp tống máu đi, huyết áp có xu hướng trở về mức bình thường, nhưng chính là lúc thất trái giãn dần ra. Khi bệnh nhân có các triệu chứng suy tim trên lâm sàng rõ rệt thì cũng là lúc thất trái đã giãn nhiều, khó hồi phục.
Đây chính là mối nguy thầm lặng chết người của THA. Chính vì thế điều trị suy tim trong THA phải được tiến hành ngay từ giai đoạn chỉ có rối loạn chức năng tâm trương, hay chức năng tâm thu đánh giá trên siêu âm tim, chứ không đợi đến khi có triệu chứng lâm sàng mới bắt đầu chữa trị để có thể giảm nguy cơ tử vong, tăng chất lượng sống.
Ngày nay các thuốc được sử dụng trong điều trị THA hầu hết đều khuyến cáo theo hướng tác động cả trên rối loạn chức năng tâm trương và tâm thu như: thuốc ức chế men chuyển hóa, ức chế bê-ta, ức chế kênh can-xi và một số thuốc hỗ trợ khác mà điển hình là Ích tâm khang.
Quan điểm trong y học hiện đại: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy chúng ta cần biết con số HA của mình từng năm một. Khi có THA cần đến các bác sĩ chuyên khoa để có lời khuyên đúng, điều trị sớm và đúng cách, tránh các hậu quả nặng nề do bệnh gây ra.