Tình Nhân Của Mẹ
Lâm Mộ, nữ, mười lăm tuổi, học sinh lớp chín.
Tôi luôn cho rằng mình là người rất hạnh phúc bởi vì tôi có một gia đình hòa thuận. Bố tôi là một kỹ sư tài ba, còn mẹ tôi là giảng viên đại học. Nghe bố nói, bố mẹ lấy nhau là do hẹn ước của bà nội hai nhà. Dù là mai mối nhưng bố rất yêu mẹ, còn mẹ thì luôn quan tâm, chăm sóc bố, đến bà nội tôi còn phải công nhận rằng bố tôi là người có phúc khi lấy được người vợ hiền thục như vậy. Mẹ tôi không chỉ hiền hậu mà còn rất xinh đẹp. Năm nay mẹ đã gần bốn mươi tuổi, nhưng trông vẫn xinh đẹp như thuở còn con gái.
Một năm trước, bố tôi được cử đến Đức công tác, hai mẹ con tôi vẫn ở trong nước. Tuần nào bố tôi cũng gọi điện về, hỏi han hai mẹ con. Mặc dù rất nhớ bố, nhưng vì có mẹ chăm sóc nên cuộc sống cũng như tình hình học tập của tôi không bị ảnh hưởng gì.
Nhưng vào một buổi chiều thứ Tư, một bất hạnh đã ập đến, phá vỡ hoàn toàn thế giới yên bình của tôi. Sáng hôm đó, trước khi ra khỏi nhà, tôi nói với mẹ rằng chiều nay thầy giáo sẽ dạy bù nên tôi sẽ về nhà hơi muộn. Mặc dù đã mười lăm tuổi rồi nhưng cứ hôm nào mà tôi không về nhà đúng giờ là y như rằng mẹ tôi lại sốt ruột như kiến bò trên chảo nóng vậy. Vì thế nên mỗi khi phải về muộn, tôi đều thông báo trước với mẹ để mẹ yên tâm.
Thế nhưng chiều hôm đó, học hết hai tiết, thầy chủ nhiệm vào thông báo nhà trường có cuộc họp đột xuất nên chúng tôi không phải học bù nữa. Vừa nghe thấy thế, chúng tôi ai nấy đều vui mừng khôn xiết. Tôi vội vàng đạp xe về nhà, còn vừa đi vừa hát. Mở cửa phòng khách, tôi định gọi mẹ (mẹ tôi ít phải lên lớp, nên thường ở nhà đọc sách, viết bài), chưa kịp gọi thì tôi thấy một đôi giày nam đặt bên cạnh đôi giày của mẹ. Lạ thật, chẳng lẽ bố lại về nhà đột xuất? Nhưng đây không phải là giày của bố, giày của bố đâu có to như vậy? Á, lẽ nào... Tôi bịt chặt miệng... Lẽ nào mẹ tôi có người tình ở bên ngoài? Lúc đó trong đầu tôi chợt hiện ra những hình ảnh không hay mà tôi thường thấy trên ti vi.
Tôi nhẹ nhàng đi về phía phòng của mẹ. Vừa đi vừa cầu mong những gì mà tôi nghĩ không phải là sự thực. Nhưng, cánh cửa mọi ngày vẫn không khóa hôm nay lại bị khóa lại rất chặt. Tôi cố sức đẩy cửa mà không được. Tôi nhẹ nhàng vặn tay nắm trên cửa, nhưng cũng không vặn được, cửa đã bị khóa ở bên trong rồi. Lúc đó, tôi cảm thấy mình như phát điên. Tôi tin rằng mẹ cũng đã nghe thấy tiếng của tôi, lúc này, mẹ đang cùng với nhân tình trốn trong căn phòng kia. Suy nghĩ này làm cho tôi muốn hét toáng lên.
Tôi lao ra khỏi cửa như lao khỏi địa ngục. Tôi chạy rất nhanh, nhanh đến nỗi những người trên đường đều kinh ngạc nhìn tôi. Trong mắt họ, chắc tôi giống như một con điên. Lúc đó trái tim tôi đã tan nát. Chạy đã thấm mệt, tôi liền đi vào một vườn hoa trong trường một cách vô thức. Lúc đó, thầy cô và các bạn học sinh khác đều đã về hết rồi, chỉ còn lại bác bảo vệ đang chăm chú nhìn tôi. Phát hiện ra tôi là học sinh của trường bác cũng không ngăn tôi lại nữa.
Cửa sau của lớp vẫn chưa khóa. Ngồi trong phòng học trống, tôi muốn khóc mà sao không khóc được. Trước mắt tôi là toàn là những hình ảnh xấu xa đó. Một lúc sau, bỗng nhiên có người bước vào, là Long. Cậu ấy miệng huýt sáo, tay ôm trái bóng, nhìn thấy tôi thì hết sức ngạc nhiên. Long như muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi. Cậu ta đeo cặp sách lên vai, quay lại nhìn tôi rồi lưỡng lự đi ra khỏi lớp.
Đi đến cửa trước của lớp học, Long lưỡng lự quay lại nói với tôi: “Này! Về nhà thôi!”. Ở trong lớp tôi, nam nữ thường ít khi nói chuyện với nhau. Long đối xử với tôi như vậy, khiến cho tôi cảm thấy xót xa, nước mắt tôi thi nhau tuôn rơi trên gò má. Cậu ấy có vẻ hơi bối rối, tôi ngại ngùng nói: “Không sao, cậu về trước đi!”. Nói chưa dứt lời, nước mắt tôi lại rơi lã chã. Long nhìn tôi không nói, nhẹ nhàng lấy khăn giấy lau cho tôi. Tôi vốn định cầm lấy chiếc khăn giấy từ tay Long, nhưng không hiểu sao tôi lại nắm lấy tay Long và úp mặt vào đó mà khóc...
Hôm đó, hai chúng tôi đi dạo ở ngoài đường. Cậu ấy cũng không hỏi lý do vì sao tôi khóc, tôi nghĩ đây chính là ưu điểm của con trai. Không biết có phải tôi với Long trở nên thân thiết với nhau hay không, nhưng từ đó chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện. Mặc dù không nói đến chữ “yêu” nhưng cả hai đều hiểu. Tôi từng là một đứa con gái kiêu kì, mẹ cũng từng nói với tôi rằng muốn tìm bạn trai tốt phải lên đại học mà tìm. Long không phải là một học sinh xuất sắc trong lớp, trước đây tôi rất ít chú ý đến cậu ấy. Nhưng bỗng nhiên hôm nay tôi cảm thấy cậu ấy rất gần gũi và đáng yêu. Hơn nữa lúc đó, tâm trạng tôi đang không ổn định, trái tim tôi đang tan vỡ.
Lúc tôi về đến nhà thì đã là tám giờ tối. Trong nhà rất yên tĩnh, mẹ tôi đang ở trong phòng đọc viết lách cái gì đó. Mẹ nói mà không thèm ngẩng đầu lên nhìn tôi: “Cơm nóng trong nồi ấy, mẹ ăn rồi!”. Tôi đứng đờ ở đó một hồi lâu, cảm giác như những cảnh tượng lúc chiều chỉ là một giấc mơ. Tôi hy vọng biết bao nhiêu đó thật sự chỉ là một giấc mơ!
Kể từ hôm đó, hai mẹ con trở nên rất gượng gạo với nhau. Chúng tôi cứ như hai người xa lạ, không thể thân thiết như bình thường được nữa. Lúc bố gọi điện về nhà, tôi nhấc máy nghe lén bố mẹ nói chuyện, nhưng chẳng hề nghe thấy mẹ có ý kiến gì với bố cả. Tôi rất sợ bố mẹ sẽ ly hôn.
Hôm qua, mẹ hỏi tôi có phải đang có quan hệ khá thân mật với một cậu bạn học tên Long ở trường hay không. Tôi biết là cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện thoại cho mẹ, bởi hôm trước cô giáo đã tìm tôi nói chuyện, nói rằng thành tích học tập của tôi dạo này sa sút thấy rõ, còn nói điều đó chứng tỏ tôi và Long đang yêu nhau. Tôi nói với cô giáo chủ nhiệm rằng tôi với Long chỉ là bạn thân mà thôi. Cô giáo chau mày, định nói điều gì đó nhưng lại thôi. Mặc dù mẹ chỉ hỏi tôi rất nhẹ nhàng nhưng không hiểu sao tôi lại nổi điên lên và hét vào mặt mẹ rằng: “Mẹ không có tư cách quản lý con!”. Nói dứt lời, tôi mới hối hận và sợ hãi nhìn vào khuôn mặt tái mét của mẹ. Tôi thấy mẹ chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt bị tổn thương hồi lâu rồi nói với tôi: “Cho dù thể nào thì mẹ cũng vẫn là mẹ của con! Đó là sự thực không thể thay đổi được!”.
Bố gọi điện thông báo bố sắp về. Tôi không biết sau khi bố về sẽ xảy ra chuyện gì. Liệu bố mẹ tôi có ly hôn hay không? Nếu tôi có bố dượng hoặc mẹ kế thì sao? Còn nữa, tôi có nên nói với bố về chuyện của mẹ không đây?
Chat room
Nếu như mẹ bạn ngoại tình thật thì điều đó cho thấy mẹ bạn chưa phải là một người vợ tốt chứ không hẳn đã là một người mẹ không tốt. Vì thế tôi mong Lâm Lộ sẽ không đứng trên phương diện của bố mình để phán xét mẹ.
Ngoại tình là một điều đáng trách trong quan niệm về đạo đức của xã hội, bởi nó không có lợi cho sự ổn định của gia đình và xã hội. Chúng ta thường nhìn những kẻ ngoại tình như những kẻ tội đồ. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người tốt mà vẫn phải ngoại tình. Nguyên nhân của việc này không phải là điều mà trẻ con có thể lí giải được. Tôi muốn cho Lâm Lộ biết một điều, có những người chỉ là ngoại tình trong tâm tưởng, có nghĩa là họ chỉ dành tình cảm cho người kia mà không làm gì đi ngược lại với đạo đức, phẩm chất của con người. Chính vì thế, tôi hy vọng Lâm Lộ không nên coi mẹ mình như một “người xấu” như vậy!
Tôi tin rằng cả hai mẹ con Lâm Lộ đều muốn có một gia đình hòa thuận và trọn vẹn. Rất có thể hành vi của mẹ Lâm Lộ hôm đó chỉ là do xúc động nhất thời. Nếu như những gì mà Lâm Lộ nhìn thấy giống như những gì mà tôi nghĩ thì tôi khuyên ban không nên nói chuyện này ra với bất cứ ai, hãy chôn vùi nó vào sâu trong ký ức của bạn. Như vậy mọi chuyện sẽ lại tốt đẹp như xưa. Nếu sau này mẹ bạn vẫn tiếp tục như vậy, bạn có thể ngầm cảnh báo mẹ rằng, mẹ đang mạo hiểm với hạnh phúc của mình, đang làm mất đi một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tôi tin rằng, những lời nhắc nhở của con gái sẽ làm cho mẹ bạn phải suy nghĩ lại!
NỖI BUỒN CỦA LỚP TRƯỞNG
Hải Lam, nam, mười bốn tuổi, học sinh cấp hai.
Ngay từ ngày đầu tiên đi học, chức vụ lớp trưởng đã “rớt” trúng xuống đầu tôi như số mệnh đã được định trước. Tôi không biết tại sao cô giáo lại chọn tôi trong số hơn năm mươi học sinh trong lớp. Hơn nữa, cô giáo lại rất tín nhiệm tôi. Vì thế tôi luôn cố gắng làm tốt và có trách nhiệm với công việc, đối xử thật công bằng với các bạn trong lớp.
Năm cuối tiểu học, sự cần cù và hết lòng vì công việc của tôi đã được cả lớp thừa nhận và nhận được sự khen ngợi của cô giáo. Tôi từng ba lần nhận được danh hiệu học sinh ba tốt của khu vực, năm nào cũng được bầu là học sinh ba tốt của trường. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng rất nhiều danh hiệu. Lúc tôi tốt nghiệp tiểu học, cô giáo đã ghi lại hết những biểu hiện tốt và khả năng của tôi vào bảng thành tích học tập. Vì thế, lên cấp hai, tôi được thầy Trần chủ nhiệm lớp chỉ định đảm nhiệm chức vụ lớp trưởng. Thầy Trần giải thích với mọi người rằng: “Trường chúng ta bầu chọn cán bộ lớp bằng cách bỏ phiếu dân chủ. Nhưng do các em đều đến từ các trường tiểu học khác nhau nên chưa quen biết nhau nhiều. Chính vì thế thấy sẽ chỉ định một bạn làm lớp trưởng cùng vài bạn khác làm cán bộ lớp; đợi thi giữa kì xong chúng ta sẽ tiến hành bình bầu cán bộ lớp một cách dân chủ!”.
Thầy Trần còn rất trẻ, nghe nói thầy vừa mới tốt nghiệp trường đại học sư phạm không lâu, còn chưa lấy vợ. Thầy Trần dạy chúng tôi môn sinh học. Sinh học chỉ là một môn học phụ, không phải học nhiều. Vì thế tôi có cảm giác thời gian gặp thầy trên lớp còn ít hơn các thầy cô giáo bộ môn.
Tôi vẫn như trước đây, luôn cố gắng hết mình vì công việc chung. Do tôi rất nhiệt tình, thành tích học tập rất tốt (môn toán là ưu thế của tôi), lại biết giúp đỡ mọi người nên các bạn trong lớp đều rất ngưỡng mộ và nghe lời tôi. Thầy giáo dạy tiếng Anh của chúng tôi là một thầy giáo già mắc bệnh nặng tai. Thầy vốn là giáo viên đã về hưu được nhà trường mời về dạy. Nghe nói thầy từng là sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh trước Cách mạng văn hóa. Trình độ tiếng Anh của thầy có thể nói thuộc vào hàng siêu đẳng. Chỉ tiếc là các lớp dạy của thầy không phù hợp lắm với chúng tôi; hơn nữa, khi thầy giảng, chúng tôi không nghe được rõ ràng, khi chúng tôi trả lời thầy lại cũng thường nghe nhầm. Chính vì vậy mà mỗi lần vào lớp tiếng Anh là kỉ luật trong lớp lại vô cùng tồi tệ. Có một lần, thầy giáo đang giảng bài cho chúng tôi hiểu thì ở dưới có mấy học sinh gây nhốn nháo mất trật tự. Tôi thực sự không chịu được nữa, bèn đứng lên nghiêm khắc nhắc nhở mấy bạn đó: “Các bạn làm ơn giữ trật tự để cho mọi người còn nghe giảng!”. Mấy bạn đó chắc không ngờ tôi lại làm như vậy nên hơi ngẩn người ra, nhưng chẳng mấy chốc cũng chịu ngồi trật tự, không gây ồn ào nữa. Những tiết tiếng Anh sau đó, kỉ luật của lớp đã khá hơn nhiều. Mãi cho đến khi nhà trường phân công một giáo viên tiếng Anh khác dạy lớp tôi thì mới không có bất cứ học sinh nào tìm cách chọc phá thầy giáo già nữa.
Kết thúc thi giữa kì, thầy giáo tuyên dương những học sinh có thành tích tốt, trong số đó có tôi. Lúc nhắc đến tên tôi, thầy giáo còn đặc biệt nói thêm mấy lời, đại ý khen ngợi tôi không những học giỏi mà còn rất có trách nhiệm với chức vụ lớp trưởng của mình, không hổ danh là trợ thủ đắc lực của thầy giáo… Những lời khen ngợi của thầy không làm cho tôi đắc chí, thậm chí tôi còn cảm thấy tâm trạng của mình trở nên nặng nề hơn. Bởi tôi biết rằng, mình không thể phụ lòng mong đợi của thầy được.
Nếu như không có buổi bầu cử dân chủ thì tôi vẫn ngây thơ nghĩ rằng các bạn trong lớp đều rất yêu quý mình. Tôi đã nhầm. Trong cuộc bỏ phiếu bầu ban cán sự lớp, có mấy bạn nam kịch liệt phản đối tôi, liệt kê một loạt những nhược điểm của tôi mà phần lớn trong số đó là bịa đặt. Hành động của các ban ấy khiến cho tôi phải nghĩ rằng, họ đã ngầm chuẩn bị, móc nối với nhau từ trước để “dằn mặt” tôi. Tôi nhìn thầy Trần, dường như thầy cũng cảm thấy có điều gì không hay, nhưng thầy lại không ngăn được sự nhốn nháo này. Khi kết quả bình bầu vẫn chưa có, mấy bạn nam kia tỏ ra vô cùng đắc chí. Quả nhiên, số phiếu bầu cho tôi không được nổi một nửa. Tôi không trúng cử vào chức lớp trưởng, thậm chí ngay cả danh sách cán sự lớp cũng không có tên tôi. Người được nhiều phiếu bầu nhất là Lâm Tiểu Bảo, một bạn nam ít quan tâm đến công việc chung, tính cách hơi yếu đuối. Nói thật lòng, tôi cảm thấy rất thất vọng và uất ức với cuộc bỏ phiếu này, cảm thấy đáng tiếc cho sự nhu nhược của thầy giáo chủ nhiệm.
Về sau, thầy Trần gọi tôi lên nói chuyện. Thầy nói trong mắt thầy, tôi vẫn là một cán bộ lớp gương mẫu. Thầy bảo tôi không nên quá bức xúc, lâu dần mọi người trong lớp sẽ thực sự hiểu tôi. Thầy còn nhờ tôi giúp đỡ Lâm Tiểu Bảo thực hiện tốt nghĩa vụ của lớp trưởng.
Người cầm đầu phản đối tôi trong lớp là Diệc Quang. Cậu ta lúc nào cũng cố ý nói xấu tôi nọ kia, thậm chí còn cười châm biếm, đả kích tôi trước lớp. Nghe người khác nói, cậu ta còn đặt cho tôi biệt danh “cựu tổng thống”. Một lần, thầy giáo dạy toán giao cho chúng tôi mấy bài toán khó và yêu cầu chúng tôi làm trong giờ tự học. Rất nhiều bạn trong lớp đến hỏi tôi cách làm. Tôi nhiệt tình giảng giải cho các bạn hiểu. Diệc Quang liếc qua chỗ tôi, rồi dường như vì ngại nên không dám chạy đến hỏi tôi nên đã chạy đi hỏi La Y Quần. La Y Quần là lớp phó văn nghệ của lớp. Tôi và bạn ấy trước đây vốn phối hợp làm việc với nhau rất ăn ý. La Y Quần có một đặc điểm, đó là rất hay nói thẳng. Ban nãy La Y Quần vừa chạy lại hỏi tôi cách làm bài tập, thế nên khi Diệc Quang qua hỏi bài, La Y Quần thẳng thừng nói: “Đáp án của tôi đều từ lớp trưởng cũ mà ra cả, cậu qua hỏi cậu ấy đi!”. Diệc Quang cứ bám riết lấy Y Quần, nhưng bạn ấy nhất định không nghe, kiên quyết không cho Diệc Quang mượn vở bài tập. Diệc Quang giận lắm, liền về chỗ mình ngồi rồi cố nói to lên: “Đáng tiếc thật đấy, người ta bây giờ đã là cựu tổng thống rồi; nếu không á, tôi thấy giờ La Y Quần đã có cơ hội làm đệ nhất phu nhân đấy!”.
Nghe Diệc Quang nói vậy, cả lớp ầm ĩ hết cả lên. Có người thì cười, có người lại mắng Diệc Quang. Chỉ có tôi và La Y Quần là không cười nổi. Tôi trừng mắt nhìn Diệc Quang, cậu ta ngoảnh mắt đi chỗ khác, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi. La Y Quần chạy đến túm cổ Diệc Quang, Diệc Quang luôn mồm xin La Y Quần tha cho...
Tôi thật sự không hiểu được tại sao Diệc Quang lại có cái nhìn thành kiến với tôi như vậy. Nếu như nói cậu ta ghét tôi vì tôi không cho cậu ta nói chuyện trong giờ thì sao lại có thể thù ghét sâu đậm đến vậy? Còn nữa, trong lớp có bao nhiêu người như vậy, ai cũng biết Diệc Quang không tốt, vậy tại sao vẫn cứ hùa theo cậu ta làm điều xấu? Nghĩ đến đây thôi, tôi cảm thấy thất vọng về cái gọi là lòng người, công bằng, chính nghĩa...
Chat room
Đúng là Hải Lam đã phải chịu ấm ức, nhưng tôi nghĩ, hành vi của Diệc Quang không nghiêm trọng đến mức bạn phải cảm thấy thất vọng về cái gọi là lòng người, công bằng và chính nghĩa đâu. Đó chẳng qua chỉ là những hành vi đố kị trẻ con của thanh thiếu niên mà thôi. Đúng, bầu cử là một việc rất nghiêm túc, tuy nhiên lại có một số người không coi đây là một chuyện quan trọng, đáng phải lưu tâm. Chính vì thế Hải Lam không cần thiết phải quá coi trọng cái kết quả không chính xác kia. Với một vở kịch đã được dựng sẵn như vậy, bạn cần gì phải giữ mãi ấm ức trong lòng.
Làm “lãnh đạo lớp” đã lâu, mặc dù Hải Lam rất xứng đáng với chức vụ của mình, nhưng tại sao bạn không nhân cơ hội bị “mất chức” này thể thể nghiệm đôi chút về cuộc sống của “thường dân”; đó cũng là những kinh nghiệm quý báu trong đời người đấy bạn ạ!
Bạn đã đọc “Nhật ký Đặng Tiểu Bình” chưa? Mặc dù cuộc đời chìm nổi, số phận long đong, nhưng cuối cùng, ông vẫn trở thành linh hồn của dân tộc Trung Hoa. Nếu như Hải Lam tương lai có thể trở thành một vĩ nhân, vậy thì một tấm lòng rộng mở và một tầm nhìn xa, vậy thì một tấm lòng rộng mở và một tầm nhìn xa chính là những điều kiện thiết yếu mà bạn cần phải tu dưỡng ngay từ bây giờ đấy!
Lâm Mộ, nữ, mười lăm tuổi, học sinh lớp chín.
Tôi luôn cho rằng mình là người rất hạnh phúc bởi vì tôi có một gia đình hòa thuận. Bố tôi là một kỹ sư tài ba, còn mẹ tôi là giảng viên đại học. Nghe bố nói, bố mẹ lấy nhau là do hẹn ước của bà nội hai nhà. Dù là mai mối nhưng bố rất yêu mẹ, còn mẹ thì luôn quan tâm, chăm sóc bố, đến bà nội tôi còn phải công nhận rằng bố tôi là người có phúc khi lấy được người vợ hiền thục như vậy. Mẹ tôi không chỉ hiền hậu mà còn rất xinh đẹp. Năm nay mẹ đã gần bốn mươi tuổi, nhưng trông vẫn xinh đẹp như thuở còn con gái.
Một năm trước, bố tôi được cử đến Đức công tác, hai mẹ con tôi vẫn ở trong nước. Tuần nào bố tôi cũng gọi điện về, hỏi han hai mẹ con. Mặc dù rất nhớ bố, nhưng vì có mẹ chăm sóc nên cuộc sống cũng như tình hình học tập của tôi không bị ảnh hưởng gì.
Nhưng vào một buổi chiều thứ Tư, một bất hạnh đã ập đến, phá vỡ hoàn toàn thế giới yên bình của tôi. Sáng hôm đó, trước khi ra khỏi nhà, tôi nói với mẹ rằng chiều nay thầy giáo sẽ dạy bù nên tôi sẽ về nhà hơi muộn. Mặc dù đã mười lăm tuổi rồi nhưng cứ hôm nào mà tôi không về nhà đúng giờ là y như rằng mẹ tôi lại sốt ruột như kiến bò trên chảo nóng vậy. Vì thế nên mỗi khi phải về muộn, tôi đều thông báo trước với mẹ để mẹ yên tâm.
Thế nhưng chiều hôm đó, học hết hai tiết, thầy chủ nhiệm vào thông báo nhà trường có cuộc họp đột xuất nên chúng tôi không phải học bù nữa. Vừa nghe thấy thế, chúng tôi ai nấy đều vui mừng khôn xiết. Tôi vội vàng đạp xe về nhà, còn vừa đi vừa hát. Mở cửa phòng khách, tôi định gọi mẹ (mẹ tôi ít phải lên lớp, nên thường ở nhà đọc sách, viết bài), chưa kịp gọi thì tôi thấy một đôi giày nam đặt bên cạnh đôi giày của mẹ. Lạ thật, chẳng lẽ bố lại về nhà đột xuất? Nhưng đây không phải là giày của bố, giày của bố đâu có to như vậy? Á, lẽ nào... Tôi bịt chặt miệng... Lẽ nào mẹ tôi có người tình ở bên ngoài? Lúc đó trong đầu tôi chợt hiện ra những hình ảnh không hay mà tôi thường thấy trên ti vi.
Tôi nhẹ nhàng đi về phía phòng của mẹ. Vừa đi vừa cầu mong những gì mà tôi nghĩ không phải là sự thực. Nhưng, cánh cửa mọi ngày vẫn không khóa hôm nay lại bị khóa lại rất chặt. Tôi cố sức đẩy cửa mà không được. Tôi nhẹ nhàng vặn tay nắm trên cửa, nhưng cũng không vặn được, cửa đã bị khóa ở bên trong rồi. Lúc đó, tôi cảm thấy mình như phát điên. Tôi tin rằng mẹ cũng đã nghe thấy tiếng của tôi, lúc này, mẹ đang cùng với nhân tình trốn trong căn phòng kia. Suy nghĩ này làm cho tôi muốn hét toáng lên.
Tôi lao ra khỏi cửa như lao khỏi địa ngục. Tôi chạy rất nhanh, nhanh đến nỗi những người trên đường đều kinh ngạc nhìn tôi. Trong mắt họ, chắc tôi giống như một con điên. Lúc đó trái tim tôi đã tan nát. Chạy đã thấm mệt, tôi liền đi vào một vườn hoa trong trường một cách vô thức. Lúc đó, thầy cô và các bạn học sinh khác đều đã về hết rồi, chỉ còn lại bác bảo vệ đang chăm chú nhìn tôi. Phát hiện ra tôi là học sinh của trường bác cũng không ngăn tôi lại nữa.
Cửa sau của lớp vẫn chưa khóa. Ngồi trong phòng học trống, tôi muốn khóc mà sao không khóc được. Trước mắt tôi là toàn là những hình ảnh xấu xa đó. Một lúc sau, bỗng nhiên có người bước vào, là Long. Cậu ấy miệng huýt sáo, tay ôm trái bóng, nhìn thấy tôi thì hết sức ngạc nhiên. Long như muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi. Cậu ta đeo cặp sách lên vai, quay lại nhìn tôi rồi lưỡng lự đi ra khỏi lớp.
Đi đến cửa trước của lớp học, Long lưỡng lự quay lại nói với tôi: “Này! Về nhà thôi!”. Ở trong lớp tôi, nam nữ thường ít khi nói chuyện với nhau. Long đối xử với tôi như vậy, khiến cho tôi cảm thấy xót xa, nước mắt tôi thi nhau tuôn rơi trên gò má. Cậu ấy có vẻ hơi bối rối, tôi ngại ngùng nói: “Không sao, cậu về trước đi!”. Nói chưa dứt lời, nước mắt tôi lại rơi lã chã. Long nhìn tôi không nói, nhẹ nhàng lấy khăn giấy lau cho tôi. Tôi vốn định cầm lấy chiếc khăn giấy từ tay Long, nhưng không hiểu sao tôi lại nắm lấy tay Long và úp mặt vào đó mà khóc...
Hôm đó, hai chúng tôi đi dạo ở ngoài đường. Cậu ấy cũng không hỏi lý do vì sao tôi khóc, tôi nghĩ đây chính là ưu điểm của con trai. Không biết có phải tôi với Long trở nên thân thiết với nhau hay không, nhưng từ đó chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện. Mặc dù không nói đến chữ “yêu” nhưng cả hai đều hiểu. Tôi từng là một đứa con gái kiêu kì, mẹ cũng từng nói với tôi rằng muốn tìm bạn trai tốt phải lên đại học mà tìm. Long không phải là một học sinh xuất sắc trong lớp, trước đây tôi rất ít chú ý đến cậu ấy. Nhưng bỗng nhiên hôm nay tôi cảm thấy cậu ấy rất gần gũi và đáng yêu. Hơn nữa lúc đó, tâm trạng tôi đang không ổn định, trái tim tôi đang tan vỡ.
Lúc tôi về đến nhà thì đã là tám giờ tối. Trong nhà rất yên tĩnh, mẹ tôi đang ở trong phòng đọc viết lách cái gì đó. Mẹ nói mà không thèm ngẩng đầu lên nhìn tôi: “Cơm nóng trong nồi ấy, mẹ ăn rồi!”. Tôi đứng đờ ở đó một hồi lâu, cảm giác như những cảnh tượng lúc chiều chỉ là một giấc mơ. Tôi hy vọng biết bao nhiêu đó thật sự chỉ là một giấc mơ!
Kể từ hôm đó, hai mẹ con trở nên rất gượng gạo với nhau. Chúng tôi cứ như hai người xa lạ, không thể thân thiết như bình thường được nữa. Lúc bố gọi điện về nhà, tôi nhấc máy nghe lén bố mẹ nói chuyện, nhưng chẳng hề nghe thấy mẹ có ý kiến gì với bố cả. Tôi rất sợ bố mẹ sẽ ly hôn.
Hôm qua, mẹ hỏi tôi có phải đang có quan hệ khá thân mật với một cậu bạn học tên Long ở trường hay không. Tôi biết là cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện thoại cho mẹ, bởi hôm trước cô giáo đã tìm tôi nói chuyện, nói rằng thành tích học tập của tôi dạo này sa sút thấy rõ, còn nói điều đó chứng tỏ tôi và Long đang yêu nhau. Tôi nói với cô giáo chủ nhiệm rằng tôi với Long chỉ là bạn thân mà thôi. Cô giáo chau mày, định nói điều gì đó nhưng lại thôi. Mặc dù mẹ chỉ hỏi tôi rất nhẹ nhàng nhưng không hiểu sao tôi lại nổi điên lên và hét vào mặt mẹ rằng: “Mẹ không có tư cách quản lý con!”. Nói dứt lời, tôi mới hối hận và sợ hãi nhìn vào khuôn mặt tái mét của mẹ. Tôi thấy mẹ chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt bị tổn thương hồi lâu rồi nói với tôi: “Cho dù thể nào thì mẹ cũng vẫn là mẹ của con! Đó là sự thực không thể thay đổi được!”.
Bố gọi điện thông báo bố sắp về. Tôi không biết sau khi bố về sẽ xảy ra chuyện gì. Liệu bố mẹ tôi có ly hôn hay không? Nếu tôi có bố dượng hoặc mẹ kế thì sao? Còn nữa, tôi có nên nói với bố về chuyện của mẹ không đây?
Chat room
Nếu như mẹ bạn ngoại tình thật thì điều đó cho thấy mẹ bạn chưa phải là một người vợ tốt chứ không hẳn đã là một người mẹ không tốt. Vì thế tôi mong Lâm Lộ sẽ không đứng trên phương diện của bố mình để phán xét mẹ.
Ngoại tình là một điều đáng trách trong quan niệm về đạo đức của xã hội, bởi nó không có lợi cho sự ổn định của gia đình và xã hội. Chúng ta thường nhìn những kẻ ngoại tình như những kẻ tội đồ. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người tốt mà vẫn phải ngoại tình. Nguyên nhân của việc này không phải là điều mà trẻ con có thể lí giải được. Tôi muốn cho Lâm Lộ biết một điều, có những người chỉ là ngoại tình trong tâm tưởng, có nghĩa là họ chỉ dành tình cảm cho người kia mà không làm gì đi ngược lại với đạo đức, phẩm chất của con người. Chính vì thế, tôi hy vọng Lâm Lộ không nên coi mẹ mình như một “người xấu” như vậy!
Tôi tin rằng cả hai mẹ con Lâm Lộ đều muốn có một gia đình hòa thuận và trọn vẹn. Rất có thể hành vi của mẹ Lâm Lộ hôm đó chỉ là do xúc động nhất thời. Nếu như những gì mà Lâm Lộ nhìn thấy giống như những gì mà tôi nghĩ thì tôi khuyên ban không nên nói chuyện này ra với bất cứ ai, hãy chôn vùi nó vào sâu trong ký ức của bạn. Như vậy mọi chuyện sẽ lại tốt đẹp như xưa. Nếu sau này mẹ bạn vẫn tiếp tục như vậy, bạn có thể ngầm cảnh báo mẹ rằng, mẹ đang mạo hiểm với hạnh phúc của mình, đang làm mất đi một gia đình đầm ấm và hạnh phúc. Tôi tin rằng, những lời nhắc nhở của con gái sẽ làm cho mẹ bạn phải suy nghĩ lại!
NỖI BUỒN CỦA LỚP TRƯỞNG
Hải Lam, nam, mười bốn tuổi, học sinh cấp hai.
Ngay từ ngày đầu tiên đi học, chức vụ lớp trưởng đã “rớt” trúng xuống đầu tôi như số mệnh đã được định trước. Tôi không biết tại sao cô giáo lại chọn tôi trong số hơn năm mươi học sinh trong lớp. Hơn nữa, cô giáo lại rất tín nhiệm tôi. Vì thế tôi luôn cố gắng làm tốt và có trách nhiệm với công việc, đối xử thật công bằng với các bạn trong lớp.
Năm cuối tiểu học, sự cần cù và hết lòng vì công việc của tôi đã được cả lớp thừa nhận và nhận được sự khen ngợi của cô giáo. Tôi từng ba lần nhận được danh hiệu học sinh ba tốt của khu vực, năm nào cũng được bầu là học sinh ba tốt của trường. Ngoài ra, tôi còn được phong tặng rất nhiều danh hiệu. Lúc tôi tốt nghiệp tiểu học, cô giáo đã ghi lại hết những biểu hiện tốt và khả năng của tôi vào bảng thành tích học tập. Vì thế, lên cấp hai, tôi được thầy Trần chủ nhiệm lớp chỉ định đảm nhiệm chức vụ lớp trưởng. Thầy Trần giải thích với mọi người rằng: “Trường chúng ta bầu chọn cán bộ lớp bằng cách bỏ phiếu dân chủ. Nhưng do các em đều đến từ các trường tiểu học khác nhau nên chưa quen biết nhau nhiều. Chính vì thế thấy sẽ chỉ định một bạn làm lớp trưởng cùng vài bạn khác làm cán bộ lớp; đợi thi giữa kì xong chúng ta sẽ tiến hành bình bầu cán bộ lớp một cách dân chủ!”.
Thầy Trần còn rất trẻ, nghe nói thầy vừa mới tốt nghiệp trường đại học sư phạm không lâu, còn chưa lấy vợ. Thầy Trần dạy chúng tôi môn sinh học. Sinh học chỉ là một môn học phụ, không phải học nhiều. Vì thế tôi có cảm giác thời gian gặp thầy trên lớp còn ít hơn các thầy cô giáo bộ môn.
Tôi vẫn như trước đây, luôn cố gắng hết mình vì công việc chung. Do tôi rất nhiệt tình, thành tích học tập rất tốt (môn toán là ưu thế của tôi), lại biết giúp đỡ mọi người nên các bạn trong lớp đều rất ngưỡng mộ và nghe lời tôi. Thầy giáo dạy tiếng Anh của chúng tôi là một thầy giáo già mắc bệnh nặng tai. Thầy vốn là giáo viên đã về hưu được nhà trường mời về dạy. Nghe nói thầy từng là sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh trước Cách mạng văn hóa. Trình độ tiếng Anh của thầy có thể nói thuộc vào hàng siêu đẳng. Chỉ tiếc là các lớp dạy của thầy không phù hợp lắm với chúng tôi; hơn nữa, khi thầy giảng, chúng tôi không nghe được rõ ràng, khi chúng tôi trả lời thầy lại cũng thường nghe nhầm. Chính vì vậy mà mỗi lần vào lớp tiếng Anh là kỉ luật trong lớp lại vô cùng tồi tệ. Có một lần, thầy giáo đang giảng bài cho chúng tôi hiểu thì ở dưới có mấy học sinh gây nhốn nháo mất trật tự. Tôi thực sự không chịu được nữa, bèn đứng lên nghiêm khắc nhắc nhở mấy bạn đó: “Các bạn làm ơn giữ trật tự để cho mọi người còn nghe giảng!”. Mấy bạn đó chắc không ngờ tôi lại làm như vậy nên hơi ngẩn người ra, nhưng chẳng mấy chốc cũng chịu ngồi trật tự, không gây ồn ào nữa. Những tiết tiếng Anh sau đó, kỉ luật của lớp đã khá hơn nhiều. Mãi cho đến khi nhà trường phân công một giáo viên tiếng Anh khác dạy lớp tôi thì mới không có bất cứ học sinh nào tìm cách chọc phá thầy giáo già nữa.
Kết thúc thi giữa kì, thầy giáo tuyên dương những học sinh có thành tích tốt, trong số đó có tôi. Lúc nhắc đến tên tôi, thầy giáo còn đặc biệt nói thêm mấy lời, đại ý khen ngợi tôi không những học giỏi mà còn rất có trách nhiệm với chức vụ lớp trưởng của mình, không hổ danh là trợ thủ đắc lực của thầy giáo… Những lời khen ngợi của thầy không làm cho tôi đắc chí, thậm chí tôi còn cảm thấy tâm trạng của mình trở nên nặng nề hơn. Bởi tôi biết rằng, mình không thể phụ lòng mong đợi của thầy được.
Nếu như không có buổi bầu cử dân chủ thì tôi vẫn ngây thơ nghĩ rằng các bạn trong lớp đều rất yêu quý mình. Tôi đã nhầm. Trong cuộc bỏ phiếu bầu ban cán sự lớp, có mấy bạn nam kịch liệt phản đối tôi, liệt kê một loạt những nhược điểm của tôi mà phần lớn trong số đó là bịa đặt. Hành động của các ban ấy khiến cho tôi phải nghĩ rằng, họ đã ngầm chuẩn bị, móc nối với nhau từ trước để “dằn mặt” tôi. Tôi nhìn thầy Trần, dường như thầy cũng cảm thấy có điều gì không hay, nhưng thầy lại không ngăn được sự nhốn nháo này. Khi kết quả bình bầu vẫn chưa có, mấy bạn nam kia tỏ ra vô cùng đắc chí. Quả nhiên, số phiếu bầu cho tôi không được nổi một nửa. Tôi không trúng cử vào chức lớp trưởng, thậm chí ngay cả danh sách cán sự lớp cũng không có tên tôi. Người được nhiều phiếu bầu nhất là Lâm Tiểu Bảo, một bạn nam ít quan tâm đến công việc chung, tính cách hơi yếu đuối. Nói thật lòng, tôi cảm thấy rất thất vọng và uất ức với cuộc bỏ phiếu này, cảm thấy đáng tiếc cho sự nhu nhược của thầy giáo chủ nhiệm.
Về sau, thầy Trần gọi tôi lên nói chuyện. Thầy nói trong mắt thầy, tôi vẫn là một cán bộ lớp gương mẫu. Thầy bảo tôi không nên quá bức xúc, lâu dần mọi người trong lớp sẽ thực sự hiểu tôi. Thầy còn nhờ tôi giúp đỡ Lâm Tiểu Bảo thực hiện tốt nghĩa vụ của lớp trưởng.
Người cầm đầu phản đối tôi trong lớp là Diệc Quang. Cậu ta lúc nào cũng cố ý nói xấu tôi nọ kia, thậm chí còn cười châm biếm, đả kích tôi trước lớp. Nghe người khác nói, cậu ta còn đặt cho tôi biệt danh “cựu tổng thống”. Một lần, thầy giáo dạy toán giao cho chúng tôi mấy bài toán khó và yêu cầu chúng tôi làm trong giờ tự học. Rất nhiều bạn trong lớp đến hỏi tôi cách làm. Tôi nhiệt tình giảng giải cho các bạn hiểu. Diệc Quang liếc qua chỗ tôi, rồi dường như vì ngại nên không dám chạy đến hỏi tôi nên đã chạy đi hỏi La Y Quần. La Y Quần là lớp phó văn nghệ của lớp. Tôi và bạn ấy trước đây vốn phối hợp làm việc với nhau rất ăn ý. La Y Quần có một đặc điểm, đó là rất hay nói thẳng. Ban nãy La Y Quần vừa chạy lại hỏi tôi cách làm bài tập, thế nên khi Diệc Quang qua hỏi bài, La Y Quần thẳng thừng nói: “Đáp án của tôi đều từ lớp trưởng cũ mà ra cả, cậu qua hỏi cậu ấy đi!”. Diệc Quang cứ bám riết lấy Y Quần, nhưng bạn ấy nhất định không nghe, kiên quyết không cho Diệc Quang mượn vở bài tập. Diệc Quang giận lắm, liền về chỗ mình ngồi rồi cố nói to lên: “Đáng tiếc thật đấy, người ta bây giờ đã là cựu tổng thống rồi; nếu không á, tôi thấy giờ La Y Quần đã có cơ hội làm đệ nhất phu nhân đấy!”.
Nghe Diệc Quang nói vậy, cả lớp ầm ĩ hết cả lên. Có người thì cười, có người lại mắng Diệc Quang. Chỉ có tôi và La Y Quần là không cười nổi. Tôi trừng mắt nhìn Diệc Quang, cậu ta ngoảnh mắt đi chỗ khác, không dám nhìn thẳng vào mắt tôi. La Y Quần chạy đến túm cổ Diệc Quang, Diệc Quang luôn mồm xin La Y Quần tha cho...
Tôi thật sự không hiểu được tại sao Diệc Quang lại có cái nhìn thành kiến với tôi như vậy. Nếu như nói cậu ta ghét tôi vì tôi không cho cậu ta nói chuyện trong giờ thì sao lại có thể thù ghét sâu đậm đến vậy? Còn nữa, trong lớp có bao nhiêu người như vậy, ai cũng biết Diệc Quang không tốt, vậy tại sao vẫn cứ hùa theo cậu ta làm điều xấu? Nghĩ đến đây thôi, tôi cảm thấy thất vọng về cái gọi là lòng người, công bằng, chính nghĩa...
Chat room
Đúng là Hải Lam đã phải chịu ấm ức, nhưng tôi nghĩ, hành vi của Diệc Quang không nghiêm trọng đến mức bạn phải cảm thấy thất vọng về cái gọi là lòng người, công bằng và chính nghĩa đâu. Đó chẳng qua chỉ là những hành vi đố kị trẻ con của thanh thiếu niên mà thôi. Đúng, bầu cử là một việc rất nghiêm túc, tuy nhiên lại có một số người không coi đây là một chuyện quan trọng, đáng phải lưu tâm. Chính vì thế Hải Lam không cần thiết phải quá coi trọng cái kết quả không chính xác kia. Với một vở kịch đã được dựng sẵn như vậy, bạn cần gì phải giữ mãi ấm ức trong lòng.
Làm “lãnh đạo lớp” đã lâu, mặc dù Hải Lam rất xứng đáng với chức vụ của mình, nhưng tại sao bạn không nhân cơ hội bị “mất chức” này thể thể nghiệm đôi chút về cuộc sống của “thường dân”; đó cũng là những kinh nghiệm quý báu trong đời người đấy bạn ạ!
Bạn đã đọc “Nhật ký Đặng Tiểu Bình” chưa? Mặc dù cuộc đời chìm nổi, số phận long đong, nhưng cuối cùng, ông vẫn trở thành linh hồn của dân tộc Trung Hoa. Nếu như Hải Lam tương lai có thể trở thành một vĩ nhân, vậy thì một tấm lòng rộng mở và một tầm nhìn xa, vậy thì một tấm lòng rộng mở và một tầm nhìn xa chính là những điều kiện thiết yếu mà bạn cần phải tu dưỡng ngay từ bây giờ đấy!