Thửtháchcủathànhcông?
Thử thách của thành công?
“Nếu đem so sánh với hình ảnh mà chúng ta muốn trở thành, chúng ta chỉ là những con người đang ngái ngủ. Ngọn lửa trong lòng chúng ta như bị ẩm nước,[h=3">sức sống trong chúng ta[/h"> như bị kìm hãm, chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ sức mạnh thể chất và tinh thần của mình”.
Những lời u sầu này của William James, một chuyên gia tâm lý học và là một triết gia nổi tiếng, đã được biết cách đây hơn năm mươi năm nhưng vẫn thường xuyên được nhắc đến để cảnh tỉnh những ai đang lê chân sống đời xoàng xĩnh.
Chúng ta sống trong một thời đại mà chúng ta luôn có gắng bám chặt lấy hai từ “trung bình”, và rồi chúng ta bước đều bước, chúng ta diễu hành cùng đoàn người đông đảo đó. Rồi thì chúng ta bước đi cùng với sự phiền muộn, thất vọng và tủi nhục khi có một ai đó tách ra khỏi đám đông, tiến về phía trước để nhận lấy phần thưởng xứng đáng với sự xuất sắc của mình.
Hai từ “an toàn” đã trở thành lý tưởng của chúng ta, và chính nó đã nhấn chìm hoàn toàn mọi ham muốn phát triển trong chúng ta. Tuy nhiên, dẫu sao thì chúng ta cũng phải đứng lên, chúng ta phải phát triển, chúng ta phải tiến bộ, chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chúng ta phải sẵn sàng để gặt hái thành công từ chín mươi phần trăm tiềm năng mà James cho rằng chúng ta vẫn chưa bao giờ vận dụng. Chúng ta xuất hiện trên cõi đời này không phải chỉ để trở thành những kẻ mất trí đi lang thang.
Tiến sĩ Abraham Maslow, một nhà tâm lý học xuất chúng, đã viết: “Mọi người có thể chọn một trong hai: hoặc bước lui để giữ an toàn, hoặc bước tới để phát triển. Phát triển phải là hướng đi mà mọi người cần phải chọn lựa; lo sợ là điều mà mọi người cần phải chế ngự và vượt qua”. Bạn bước lui hay bước tới? Bạn chọn cái nào đây?
Giàu có thì có gì là sai trái?
Ý niệm này đã theo chúng ta trong suốt hàng ngàn năm qua: nghèo túng không tạo ra và cũng không chứng minh cho sự thanh khiết. Ý niệm này có thể đúng, nhưng ý niệm này hoàn toàn không có ý muốn nói là sự nghèo túng là con đường duy nhất đưa đến sự cứu rỗi linh hồn.
Tôi nghĩ rằng niềm tin cho là của cải là điều sai lạc chỉ dựa vào quan niệm xã hội chứ không căn cứ trên kinh thánh. Đó là một sự hợp lý hoá được áp đặt lên mọi người bởi những ai quyết định không trau dồi tích luỹ nhiều của cải. Giàu có thì có gì sai trái? Dĩ nhiên là không. Khi có nhiều tiền của thì chúng ta có thể sử dụng tiền của đó để giúp mọi người có thể sống một đời tiện nghi thoải mái hơn, an toàn hơn, và thịnh vượng hơn.
Og Mandino – trích trongBạn muốn thành công
SinhThanh.XtGem.Com